• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lập quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo- Ba Thê

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý chủ trương giao UBND tỉnh An Giang chủ trì lập Quy hoạch tổng thể Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

12/04/2016 16:01

Di tích khảo cổ Gò Cây Thị ở thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn - Ảnh: Báo An Giang

Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch và Đồ án Quy hoạch tổng thể Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê theo quy định hiện hành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có tổng diện tích quy hoạch bảo tồn khoảng 433,1ha, trong đó, diện tích khu vực sườn và chân núi Ba Thê (khu A) là 143,9ha, cánh đồng Óc Eo (khu B) là 289,3ha.

Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Năm 1937, nhà khảo cổ người Pháp Louis Malleret đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu một vài địa điểm văn hóa Óc Eo trong vùng Ba Thê và ghi nhận hàng loạt di tích phân bố trên các gò thấp, hệ thống kênh cổ.

Nhờ nghiên cứu không ảnh, ông Louis Malleret đã xác định được dấu vết của thành phố cổ Óc Eo. Qua khai quật khảo cổ, nhà khảo cổ người Pháp đã xác định được vòng thành cổ và nhận định đây là một đô thị cổ, hay còn gọi là thị cảng Óc Eo.

Tên gọi Óc Eo được ông Louis Malleret đặt theo tên địa điểm gò Óc Eo ở huyện Thoại Sơn, khi di tích này được phát hiện và công bố năm 1942. Từ đó đến nay, nhiều di tích ở khu vực này đã được khai quật, như: Giồng Cát, Giồng Xoài, Gò Óc Eo, Gò Cây Thị, Gò Da, Gò Út Trạnh, Nam Linh Sơn, Gò Cây Me, Gò Tư Trâm, Gò Út Nhanh, di chỉ đá nổi …

Ngoài phân bố trên địa bàn huyện Thoại Sơn, di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo còn được phát hiện trên địa bàn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên…

Qua nhiều đợt khảo sát, khai quật, phát hiện và bổ sung nhiều hiện vật quý giá; các di vật, di chỉ của nền văn hóa Óc Eo được khai quật hết sức phong phú và đa dạng về chất liệu, loại hình, như: Tôn giáo, cư trú, kiến trúc, mộ táng, nhất là các di tích kênh đào cổ, đường nước cổ, lung cổ…

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt.

Phan Hiển