• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

LHQ dự báo kinh tế thế giới 2025 và những "cơn gió ngược"

(Chinhphu.vn) - Theo báo cáo được Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố ngày 9/1, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán duy trì ở mức 2,8% trong năm 2025, không đổi so với năm 2024.

10/01/2025 11:50
LHQ dự báo kinh tế thế giới 2025 và những "cơn gió ngược"- Ảnh 1.

Quang cảnh cảng hàng hóa ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 3/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Báo cáo của LHQ về Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới 2025 cho biết, mặc dù lạm phát giảm, điều kiện thị trường lao động được cải thiện và việc nới lỏng tiền tệ nói chung, tăng trưởng dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp hơn tốc độ trước đại dịch, trong khi nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với những bất ổn đáng kể.

Báo cáo dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 2,9% vào năm 2026.

Những rủi ro với kinh tế thế giới

Báo cáo cho biết, lạm phát thấp hơn và việc nới lỏng tiền tệ đang diễn ra ở nhiều nền kinh tế có thể mang lại sự thúc đẩy khiêm tốn cho hoạt động kinh tế toàn cầu vào năm 2025. Tuy nhiên vẫn còn một số rủi ro phát sinh từ xung đột địa chính trị, căng thẳng thương mại gia tăng và chi phí vay cao ở nhiều quốc gia.

Những thách thức này đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương, nơi mức tăng trưởng mong manh và dưới mức trung bình có nguy cơ làm suy yếu việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của LHQ.

Báo cáo cho thấy mặc dù tiếp tục tăng trưởng, kinh tế toàn cầu được dự báo tăng chậm hơn so với mức trung bình 3,2% trong giai đoạn 2010–2019 (khoảng thời gian trước đại dịch COVID-19). Tăng trưởng giảm tốc phản ánh những khó khăn của cơ cấu kinh tế thế giới như đầu tư yếu, năng suất giảm, nợ công tăng cao và áp lực về nhân khẩu học.

Theo báo cáo, tăng trưởng kinh tế Mỹ dự kiến giảm từ 2,8% năm ngoái xuống 1,9% năm nay do thị trường lao động yếu đi và chi tiêu tiêu dùng giảm. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ước đạt 4,9% vào năm 2024 và khả năng 4,8% vào năm nay nhờ đầu tư vào khu vực công và hoạt động xuất khẩu tăng mạnh, phần nào bù đắp cho nhu cầu tiêu dùng chững lại và lĩnh vực bất động sản tiếp tục yếu kém.

Trong khi đó, kinh tế châu Âu được cho là sẽ phục hồi khiêm tốn với mức tăng trưởng từ 0,9% vào năm 2024 lên 1,3% vào năm 2025, nhờ lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động có dấu hiệu tích cực.

Nam Á sẽ vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với GDP khu vực dự kiến tăng lần 5,7% vào năm 2025 và 6% vào năm 2026. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy nhờ tình hình kinh tế khả quan của Ấn Độ và sự phục hồi kinh tế tại Bhutan, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất Nam Á, được dự báo tăng trưởng 6,6% vào năm 2025 và 6,8% vào năm 2026, nhờ lĩnh vực tiêu dùng và đầu tư tư nhân tăng mạnh.

Báo cáo cho biết các ngân hàng trung ương lớn có thể sẽ tiếp tục hạ lãi suất vào năm 2025 khi áp lực lạm phát giảm. Tỷ lệ lạm phát toàn cầu được dự báo sẽ giảm từ 4% vào năm 2024 xuống 3,4% vào năm 2025.