• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng Đề án "Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười".

27/04/2017 15:45

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Đồng Tháp thực hiện theo đúng quy định của Luật đấu thầu. Trường hợp gói thầu trên xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt theo quy định tại Điều 26 của Luật đấu thầu, UBND tỉnh Đồng Tháp lập phương án lựa chọn nhà thầu, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tiểu vùng Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tự nhiên khoảng 697.000ha, chiếm 17,7% diện tích tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên 19 huyện, thị xã, thành phố và 7 xã thuộc 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Tiểu vùng này có diện tích đất canh tác khoảng 35.000ha/năm, lúa là cây trồng chủ lực của vùng, cho sản lượng hàng năm khoảng trên 3 triệu tấn, đóng góp khoảng 20% lượng gạo xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu của Đề án "Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười" nhằm xây dựng và phát triển tiểu vùng Đồng Tháp Mười thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Nội dung liên kết xoay quanh 3 lĩnh vực gồm: phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng nông nghiệp; xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi liên vùng; quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Minh Hiển