• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lợi dụng tình trạng thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa bị phạt tới 80 triệu đồng

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.

08/12/2023 07:53
Lợi dụng tình trạng thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa bị phạt tới 80 triệu đồng- Ảnh 1.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.

Dự thảo đề xuất, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi gian lận, thông đồng về giá bằng cách thay đổi nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian; địa điểm; điều kiện mua, bán; chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá nhằm trục lợi.

Biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc đính chính, cải chính thông tin tại nơi đã đăng tải do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu từ hành vi gian lận, thông đồng về giá, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Dự thảo đề xuất xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ như sau:

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối hành vi vi phạm quy định nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Khánh Linh