• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Long An: Nhà máy đường NIVL bất chấp lợi ích của nông dân

Không chỉ nông dân ở huyện Bến Lức (tỉnh Long An) tỏ ra bức xúc mà Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng chính thức lên tiếng cảnh cáo việc làm trái khoáy của nhà máy đường NIVL. Trong công văn số 509 ngày 5/10/2010 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Thành Long –Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định: Nhà máy đường NIVL đã không thực hiện thỏa thuận của Chi hội, bất chấp lợi ích của nông dân và các nhà máy đường trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, xâm phạm vùng nguyên liệu của các nhà máy khác, không tôn trọng lời kêu gọi hợp tác của Hiệp hội. Ông Nguyễn Thành Long cũng đề nghị Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cần có biện pháp xử lý thích hợp với nhà máy đường.

30/10/2010 10:39
Ông Nguyễn Văn Minh, ở xã Lương Bình cũng cho biết: Cuối tháng 9/2010, nhà máy thông báo nông dân là không mua mía non, mía tạp chất. Đầu tháng 11/2010, nhà máy bắt đầu vào vụ thu mua mía niên vụ 2010-2011, nhưng thực chất trong tháng 10/2010, nhà máy lại tổ chức thu mua mía xô, mía non ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về chế biến, rõ ràng nhà máy nói “một đường làm một nẻo”. Mặt khác, nhà máy còn đưa ra nhiều điều kiện nghịch lý, như trừ tạp chất từ 3-7%, giảm 1 chữ đường là trừ 100.000 đồng/tấn. Trong khi đó, các tỉnh khác chỉ giảm 2-3% tạp chất, giảm 70.000-80.000 đồng/chữ đường. Điều quan trọng hơn nữa là cách tính chữ đường nhà máy không rõ ràng, vì không có một cơ quan nào giám sát, một ruộng mía chở 3 ghe hoặc 3 xe khác nhau thì cách tính chữ đường cũng khác nhau, giá thu mua mía ở nhà máy đường NIVL lúc nào cũng thấp hơn từ 150.000-250.000 đồng/tấn so với đem bán ở nhà máy đường tỉnh Bến Tre. Do đó, hiện nay nhiều hộ nông dân ở các huyện Bến Lức, Thủ Thừa thu hoạch mía thuê phương tiện vận chuyển xuống bán ở tỉnh Bến Tre.
Thanh Tuấn