• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lớp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật không quá 12 học sinh/lớp

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

02/08/2022 17:51
Lớp học giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật có không quá 12 học sinh - Ảnh 1.

Lớp học giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật có không quá 12 học sinh

Theo dự thảo, Trung tâm là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện hỗ trợ giáo dục hòa nhập; dạy học và giáo dục cho trẻ em, học sinh thuộc đối tượng người khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục mầm non và phổ thông và thực hiện một số nhiệm vụ khác đối với giáo dục cho người khuyết tật. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý Trung tâm.

Trung tâm có các nhiệm vụ: Đánh giá, xác định khả năng và phân loại nhu cầu giáo dục của học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khác để can thiệp giáo dục sớm, hỗ trợ giáo dục hòa nhập hoặc tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp; hỗ trợ giáo dục hòa nhập.

Đồng thời tổ chức dạy học và giáo dục theo phương thức giáo dục chuyên biệt cho học sinh khuyết tật để học sinh có thể tham gia giáo dục hòa nhập hoặc hòa nhập cộng đồng. Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật..

Trung tâm có các quyền: Thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật; quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm; thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật; tuyển sinh và quản lý học sinh; phát triển chương trình giáo dục; tổ chức biên soạn, lựa chọn tài liệu học tập theo quy định.

Bên cạnh đó, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực hỗ trợ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật; sử dụng, quản lý cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tổ chức cho giáo viên cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật...

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc; các phòng chức năng/chuyên môn (hoặc tổ chuyên môn, tổ hành chính/văn phòng); tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể (nếu có); Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn (nếu có). 

Nhiệm kỳ giám đốc và phó giám đốc Trung tâm là 05 năm.

Mỗi lớp có không quá 12 học sinh

Về hoạt động dạy học và giáo dục tại Trung tâm, dự thảo nêu rõ, trên cơ sở xác định khả năng, nhu cầu và kết quả giáo dục trong năm học trước của học sinh (nếu có), Trung tâm sắp xếp học sinh vào các lớp. Mỗi lớp có không quá 12 học sinh.

Kế hoạch dạy học và giáo dục học sinh tại Trung tâm có ít nhất 5 tiết/tuần về các kỹ năng đặc thù phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân học sinh. Căn cứ vào nhu cầu giáo dục của học sinh, Trung tâm bố trí thêm các giờ hỗ trợ giáo dục/can thiệp cá nhân.

Học sinh học tập tại Trung tâm được giáo viên phối hợp với cha mẹ/người giám hộ để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân theo năm học. Trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo viên chủ động thiết kế và thực hiện kế hoạch bài học, kiểm tra đánh giá học sinh theo các quy định của các cấp học, bậc học tương ứng.

Hằng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh học sinh khuyết tật để tổ chức dạy học và giáo dục tại Trung tâm, trình sở giáo dục và đào tạo phê duyệt, thông báo công khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm theo quy định.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Lan Phương