• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lương hưu của người đóng cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

(Chinhphu.vn) – Tính đến tháng 5/2019, ông Nguyễn Đức Hưng (Đà Nẵng) đóng BHXH được 9 năm 8 tháng. Nay ông muốn đóng BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Do điều kiện kinh tế nên ông Hưng chỉ đóng được 150.000 đồng/tháng. Vậy ông sẽ được hưởng lương hưu bao nhiêu khi ông đóng đủ 20 năm BHXH?

19/08/2019 07:20

Chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện, trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc được quy định tại Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP

Về vấn đề này, BHXH TP. Đà Nẵng trả lời như sau:

Chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện, trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc được quy định tại Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc

Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc theo Điều 71 Luật BHXH được quy định như sau:

1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần.

2. Điều kiện hưởng lương hưu, người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản này;

b) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4, Điều 54 và Điều 55 Luật BHXH;

c) Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3, Điều 54 Luật BHXH mà bảo lưu thời gian đã đóng BHXH và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.

3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Khoản 4 Điều này.

Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên, trừ đối tượng quy định Điểm i, Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH và Điểm c, Khoản 2 Điều này thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.

4. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau: 

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH =

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc

Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện

Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 Luật BHXH.

- Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 4 Nghị định này.

5. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định Điều 75 Luật BHXH, cứ mỗi năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH được quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. BHXH một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Mức hưởng BHXH một lần được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Khoản 4 Điều này”.

Lưu ý: Tỷ lệ lương hưu hằng tháng được tính như sau:

a) Nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

b) Nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh như sau:

a) Thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng;

b) Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia BHXH tự nguyện hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

Trong đó:

- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

Do mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm. Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ và mức đóng BHXH tự nguyện có thay đổi (mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn).

Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng) và do không có chi tiết quá trình tiền lương của ông giai đoạn tham gia BHXH bắt buộc (9 năm 8 tháng) nên không thể tính được số tiền lương hưu ông sẽ được nhận. Đề nghị ông Hưng tham khảo các quy định trên đây để hiểu rõ hơn về cách tính chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện, trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc.

Chinhphu.vn