• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Miễn thuế xuất khẩu đối với trầm hương từ cây Dó bầu trồng

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc miễn thuế xuất khẩu đối với trầm hương được sản xuất, tạo ra từ cây Dó bầu trồng.

31/03/2011 18:35

Cây Dó bầu - Ảnh cand.com.vn

Trao đổi với Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ xung quanh nội dung trên, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp Phạm Sỹ cho biết, theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2011 của Bộ Tài chính, mặt hàng trầm hương có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 15% không phân biệt là trầm hương từ cây Dó bầu trồng hay trầm hương ở rừng tự nhiên.

Tuy nhiên qua thực tế, Hội trầm hương Việt Nam cho rằng quy định này là không hợp lý. Vì cây Dó bầu trồng, tạo trầm, chế biến và xuất khẩu trái ngược hoàn toàn với khai thác và xuất khẩu trầm hương từ cây Dó bầu ở rừng tự nhiên.

Sản xuất trầm hương nhân tạo từ cây Dó bầu trồng hiện là ngành sản xuất mới của nước ta. Cây Dó bầu cho trầm hương là loài thực vật quý hiếm. Vì vậy, đối với cây Dó bầu ở rừng tự nhiên, Nhà nước cấm khai thác sử dụng từ năm 1992. Còn đối với cây Dó bầu trồng, Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ phát triển. Và thực tiễn, cây Dó bầu cũng chỉ trồng trên đất lâm nghiệp, đất vườn nhà, vườn rừng ở miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp Phạm Sỹ cho biết thêm, thực tế hiện nay sản xuất trầm hương nhân tạo là ngành sản xuất mới, còn nhiều khó khăn, trở ngại và chưa sinh lợi, vốn đầu tư lớn và chu kỳ kinh doanh dài mà sản phẩm sản xuất chưa nhiều,...

Chính vì vậy, Hiệp hội trầm hương Việt Nam đã đề nghị Bộ Tài chính xin miễn thuế xuất khẩu đối với Trầm hương (miếng/mảng) gây tạo từ cây Dó bầu trồng; Cây Dó bầu trồng đã tạo trầm, chưa chế tác (nguyên cây); Các sản phẩm chế biến từ cây Dó bầu trồng đã gây tạo trầm.

Xem xét đề nghị trên và ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng trầm hương từ cây Dó bầu trồng. Việc miễn thuế này phải gắn với điều kiện mặt hàng trầm hương từ cây Dó bầu trồng khi xuất khẩu phải có giấy phép CITES của cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) cấp là trầm hương nhân tạo theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006. 

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất trên của Bộ Tài chính và giao Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Hiện nay, cây Dó bầu được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước với diện tích khoảng 12.000 ha, tập trung ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các địa phương có diện tích trồng lớn nhất là Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Phước.

Các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất từ cây Dó bầu như: trầm hương, tinh dầu trầm, nhang trầm, trà trầm hương, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ.

Hiện Việt Nam xuất khẩu trầm hương chủ yếu ở dạng thô hoặc đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, nên giá trị chưa cao, trung bình khoảng 25 triệu USD/năm.

Ngành sản xuất trầm hương nhân tạo là một ngành mới. Vì vậy, nếu có chính sách khuyến khích hợp lý, đây sẽ là một ngành xuất khẩu mới có giá trị gia tăng. Việc phát triển ngành sản xuất trầm hương và khuyến khích trồng cây Dó bầu và xuất khẩu trầm hương cũng chính là biện pháp góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu và giảm nhập siêu.

 

Quốc Hà