• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Một tiềm năng còn bỏ ngõ

Người dân làng Trấp (Ia Tăng, Sa Thầy) vẫn sử dụng cây cuốc là nông cụ chủ yếu trong khâu làm đất sản xuất. Đàn bò nhà ông A Linh, làng Đăk Đê (Rờ Kơi, Sa Thầy), nguồn sức kéo chưa được khai thác.

02/11/2011 08:50

Sử dụng sức kéo trâu, bò trong làm đất sản xuất đã được người dân vùng đồng bằng áp dụng từ nhiều đời nay. Nhưng ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) huyện Sa Thầy, đây còn là vấn đề khá xa lạ, đa số người dân vẫn quen với cách làm đất sản xuất lúa nước bằng việc cuốc, giẫm.

Tuyến đường vào khu sản xuất lúa nước thuộc công trình thủy lợi Đăk Char (Rờ Kơi, Sa Thầy) nhấp nhô ổ gà, thỉnh thoảng lại bị cắt ngang bởi các rãnh đào lâu ngày nham nhở. Chiếc xe Jupiter của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Rờ Kơi A Dẻo liên tục phải trả số, rồ ga inh ỏi. Vào thời điểm này, lẽ ra lúa vụ mùa đã bắt đầu thu hoạch, nhưng do gieo sạ muộn, nên hầu hết diện tích lúa nước ở đây vẫn đang vào kỳ ngậm sữa. Không chỉ riêng Rờ Kơi, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Sa Thầy cũng chung tình trạng trên.
Từ cách làm truyền thống… đến cơ giới hóa đồng ruộng:
Cầm bông lúa có đến non nửa số hạt nguy cơ bị lép trên tay, A Dẻo bộc bạch: “việc gieo sạ của bà con không đúng lịch thời vụ nên cây lúa chậm phát triển lắm, lại hay bị sâu bệnh, nhất là khi phơi màu thường gặp những đợt mưa lớn kéo dài. Vụ này năng suất chắc chỉ đạt khoảng 25 tạ/ha thôi”. Vậy xã không quán triệt lịch thời vụ cho dân sao? tôi hỏi. Vẫn chất giọng từ tốn, anh phân trần: “có chứ, nhưng năm nào cũng vậy, vào thời điểm gieo sạ lúa nước vụ mùa, cũng là lúc người dân phải tập trung cho việc thu hoạch mỳ, dọn rẫy…nên nhân lực cho việc chuẩn bị đất luôn gặp khó khăn”. Để chuẩn bị được một a đất gieo sạ, bình quân phải mất 16 công cuốc, giẫm- tương đương với một người làm liên tục trong hơn nửa tháng. Vì vậy việc gieo sạ thường muộn hơn rất nhiều so với lịch thời vụ chung của toàn huyện.
Người dân làng Trấp (Ia Tăng, Sa Thầy) vẫn sử dụng cây cuốc
là nông cụ chủ yếu trong khâu làm đất sản xuất.
Khoảng 10 năm gần đây, thực hiện các chương trình, dự án của Nhà nước về phát triển cơ giới hóa phục vụ nông nghiệp, nông thôn, Rờ Kơi đã được cấp một số máy nông nghiệp hỗ trợ sản xuất. Cụ thể trong các năm 2007 và 2009, xã được cấp 5 máy cày tay giao cho các làng trực tiếp quản lý, sử dụng. Nhưng với cách quản lý tài sản công thấp kém, đặc biệt là tình trạng “cha chung không ai khóc” nên chỉ một vài vụ đã hỏng, kinh phí sửa chữa không có, từ đó đến nay vẫn “đắp chiếu” quanh năm. Hơn nữa, số diện tích sản xuất tập trung, có thể cày bừa bằng máy không nhiều, đa phần ruộng nước phân tán tại các khe suối, lối đi quanh co, nhỏ hẹp…vì vậy việc đưa máy đến nơi sản xuất không mấy thuận lợi. Đây cũng là thực trạng chung của các xã vùng ĐBDTTS trong huyện. Ông A Huyh, làng Trấp xã Ia Tăng- một trong những người được giao trực tiếp quản lý, vận hành chiếc máy cày tay được cấp năm 2007 phân bua: “mặc dù được hướng dẫn tự khắc phục những sự cố nhỏ, nhưng thực tế khi máy hỏng đều phải thuê thợ sửa chữa, chi phí họ đòi cao lắm. Vận động bà con đóng góp nhiều lần họ không ưng cái bụng đâu”. Do vậy đa số người dân vùng ĐBDTTS trên địa bàn vẫn lựa chọn phương pháp làm đất truyền thống là cuốc, giẫm.
Nguồn sức kéo trâu, bò chưa được khai thác hiệu quả:
Sử dụng sức kéo trâu, bò trong khâu làm đất là vấn đề không mới, bởi từ nhiều đời nay, người dân vùng đồng bằng đã coi “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Nhưng với đa số người dân vùng ĐBDTTS ở huyện Sa Thầy, đây còn là vấn đề khá xa lạ. Theo số liệu thống kê, toàn huyện có tổng đàn trâu, bò gần 10 nghìn con, chủ yếu tập trung ở vùng ĐBDTTS, phát triển theo hướng chăn nuôi nhỏ lẻ, cung ứng thịt thương phẩm cho thị trường nội huyện hoặc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho các lễ hội, cúng bái. Từ nhiều năm trước, việc cải tạo đàn bò địa phương theo hướng Zê- bu, đặc biệt là giống lai Sind được huyện rất quan tâm, nên đàn bò hiện nay có tầm vóc khá cao lớn, ngoại hình chắc chắn, u vai phát triển, có thể sử dụng kéo xe, cày, bừa rất tốt. Nhưng nguồn sức kéo này đang bị lãng phí, trong khi hằng năm chủ nhân của nó vẫn phải tất bật với việc cuốc, dẫm làm đất chạy đua với mùa vụ. Theo bà Tạ Thị Diệu- Phó Trưởng trạm Khuyến nông- Khuyến lâm huyện: “nếu sử dụng sức kéo trâu, bò để làm đất, bình quân mỗi sào ruộng chỉ vào khoảng 6 - 7 công, nhanh gần gấp 3 lần so với cuốc, dẫm. Mặt khác, việc cày, bừa sẽ làm cho đất tơi xốp hơn, cây lúa dễ hấp thụ dinh dưỡng nên phát triển tốt hơn”.
Đàn bò nhà ông A Linh, làng Đăk Đê (Rờ Kơi, Sa Thầy),
nguồn sức kéo chưa được khai thác.
Vấn đề sử dụng sức kéo trâu, bò trong làm đất sản xuất chưa được người dân vùng ĐBDTTS ở huyện Sa Thầy quan tâm có nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là bị chi phối bởi tập quán “phát- đốt- chọc, tỉa” truyền thống. Việc sản xuất lúa nước cũng mới được người dân làm quen trong vài thập niên gần đây, kinh nghiệm còn quá ít. Nhất là cách thuần vực trâu, bò; chế tác nông cụ…đều còn rất mới lạ. Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch A Dẻo quả quyết: “nếu được hướng dẫn cụ thể, chắc chắn bà con chúng tôi sẽ làm được. Việc thuần vực trâu, bò, làm cày, bừa không khó lắm. Nhưng cái khó là phải làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũ của người dân thôi”. Thiết nghĩ, đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, mà cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Tôi chợt liên tưởng đến việc tổ chức các lễ hội xuống đồng ở vùng nông thôn đồng bằng, nếu vào đầu mùa vụ hằng năm, chúng ta phát động các cuộc thi cày, bừa; thi sáng chế nông cụ sử dụng sức kéo trâu, bò…tại các thôn, làng để bà con trực tiếp tham gia. Biết đâu lại là phương pháp tuyên truyền hữu dụng, từng bước góp phần cải thiện, nâng cao năng suất lao động cho người dân địa phương.
Cơ giới hóa đồng ruộng là hướng đi tất yếu. Song nếu vận dụng một cách gượng ép hoặc cứng nhắc thì chắc chắn hiệu quả không cao. Với đặc thù nông thôn vùng ĐBDTTS, kết hợp cơ giới hóa với sử dụng sức kéo trâu, bò trong làm đất sản xuất vẫn là cần thiết. Đừng coi đây là bước lùi về quá khứ. Biết tận dụng mọi nguồn lực, tiềm năng mới là sự lựa chọn tốt nhất cho phát triển./.
TRẦN DUY TIÊN