Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:
Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, kinh doanh mua, bán động vật hoang dã và các sản phẩm của động vật hoang dã trên môi trường mạng thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, có thể bị xử lý vi phạm như sau:
Hành vi quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.
Hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.
Hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản (trong đó bao gồm đối với động vật rừng), bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.
Trường hợp vi phạm vượt mức xử lý hành chính nêu trên thì bị xem xét xử lý hình sự theo quy định tại Điều 234 hoặc Điều 244 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung.
Ngoài ra, có thể bị xem xét xử lý vi phạm theo quy định pháp luật khác có liên quan như: Về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Chinhphu.vn