• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mua bán hàng hóa, lập hợp đồng loại nào?

(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Thơ (Hải Dương) hỏi: Khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa thì trường hợp nào lập hợp đồng kinh tế, trường hợp nào lập hợp đồng mua bán? Văn bản nào quy định vấn đề này?

07/06/2016 08:02

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Thơ hỏi như sau:

Trước đây, theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1989 (đã hết hiệu lực từ ngày 1/1/2006) và Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (hiện nay không còn phù hợp) thì, hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Kể từ ngày 1/1/2006, chế định hợp đồng kinh tế không còn được áp dụng nữa mà thay thế bởi chế định hợp đồng thương mại.

Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh) với thương nhân, hoặc thương nhân với các bên có liên quan, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong các loại hợp đồng thương mại. Khi thương  nhân hoạt động mua bán hàng hóa cần thiết phải ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc đặt tên hợp đồng kinh tế trong trường hợp này là không phù hợp với pháp luật hiện hành.  

Thực tế, khi giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, cơ quan tiến hành tố tụng không chú trọng nhiều đến tên gọi của hợp đồng, mà đánh giá kỹ bản chất nội dung giao dịch trong hợp đồng, căn cứ vào nội dung của hợp đồng đó để lựa chọn pháp luật giải quyết tranh chấp.

Đề nghị bà Nguyễn Thị Thơ cập nhật các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa nêu tại Chương II Luật Thương mại năm 2005; các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thương mại có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa để rõ.

          Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật