Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Về vấn đề này, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền Lương (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) trả lời như sau:
Theo Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 1/5/2013) thì chỉ còn quy định về mức lương tối thiểu vùng và ngành, không còn mức lương tối thiểu chung.
Tại Điều 90 Bộ luật Lao động quy định, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Nghị định số 182/3013/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2013 cũng như các Nghị định về lương tối thiểu vùng trước đây đều quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng chung đối với mọi loại hình doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).
Bộ luật Lao động trước đây có quy định công ty Nhà nước áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì người lao động được xếp lương theo hệ số nhân với lương tối thiểu chung và dùng để đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Còn trả lương cho người lao động vẫn không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Tuy nhiên, theo Bộ Luật lao động năm 2012 và Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì từ ngày 1/5/2013 doanh nghiệp Nhà nước cũng phải xây dựng thang bảng lương của mình (không còn thang bảng lương Nhà nước quy định nữa), theo đó cũng không còn áp dụng lương tối thiểu chung nhân hệ số lương nữa.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân