• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm 2021 phấn đấu thu nội địa tăng tối thiểu 9-11%

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 71/2020/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2021 - 2023. Theo đó, năm 2021 thu nội địa phấn đấu tăng tối thiểu 9 - 11% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020.

13/08/2020 14:39

Ảnh minh họa

Về dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính hướng dẫn: Phải được xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí. Việc xây dựng dự toán thu năm 2021 bám sát dự báo khả năng phục hồi kinh tế và đón các dòng đầu tư mới (trong và ngoài nước). Đồng thời, việc xây dựng dự toán phải tính toán kỹ các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi cơ chế, chính sách và thay đổi bất thường do tác động của đại dịch COVID-19...

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các địa phương phấn đấu dự toán thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 (đã dự kiến các tác động điều chỉnh chính sách thu theo các chủ trương hiện hành) bình quân chung cả nước tăng tối thiểu 9 - 11% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020.

Riêng các địa phương dự báo kinh tế phục hồi và tăng nhanh năng lực sản xuất kinh doanh, dịch chuyển cơ cấu kinh tế tích cực sẽ phấn đấu tăng thu NSNN ở mức cao hơn. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 4 - 6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020.

Về xây dựng dự toán thu nội địa, các địa phương xây dựng dự toán ngoài việc phải đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu nêu trên, phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu thuộc phạm vi thu NSNN phát sinh trên địa bàn. Trong đó, bao gồm cả số thu ngân sách ở xã, phường, thị trấn, các khoản thu thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu trong nước khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, các khoản thuế từ các dự án mới được đưa vào sản xuất kinh doanh.

Đồng thời loại trừ các khoản theo quy định không thuộc nguồn thu cân đối NSNN trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực tế thực hiện năm 2019, những đặc thù của năm 2020 và đánh giá toàn diện việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; dự báo tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2021 và số kiểm tra dự toán thu năm 2021 được cơ quan có thẩm quyền thông báo.

Dự toán thu NSNN năm 2021 phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống dữ liệu đối tượng nộp thuế; đảm bảo tính đúng, đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn, chi tiết số thu từ các nhà máy mới đi vào hoạt động có số thu lớn theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN; các quy định điều chỉnh chính sách theo lộ trình tiếp tục ảnh hưởng tới số thu NSNN năm 2021 và các quy định dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung, áp dụng trong năm 2021.

LP