• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm 2023, PVCFC tập trung cung ứng tối đa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu

(Chinhphu.vn) - Tiếp nối những thành quả đạt được trong năm vừa qua, năm 2023, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) đã định hướng phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu tối đa của thị trường trong nước và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả ra thị trường nước ngoài.

11/01/2023 14:31
Năm 2023 PVCFC tập trung cung ứng tối đa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu - Ảnh 1.

Mới đầu năm, PVCFC đã khởi động thông qua việc xuất khẩu 2 đơn hàng khoảng 40.000 tấn ra quốc tế - Ảnh: VGP/Phương Dung

Với sứ mệnh đồng hành cùng bà con nông dân và ngành nông nghiệp trong mục tiêu phát triển bền vững, Phân bón Cà Mau luôn đặt mục tiêu hàng đầu và quan trọng là cung ứng và phục vụ thị trường trong nước với việc giữ vững 60% thị phần tại ĐBSCL, song song với đó là thúc đẩy phát triển ra thị trường nước ngoài.

Hiện nay, Phân bón Cà Mau đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như Ấn Độ, Pháp, Peru, Mexico, Croatia, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan… và nhiều nơi Phân bón Cà Mau đã trở thành thương hiệu quen thuộc được người nông dân tin dùng, như tại Campuchia.

Biên giới Campuchia-Việt Nam trải dài từ một phần Đông Nam Bộ đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ, khá tương đồng về thổ nhưỡng và điều kiện thời tiết, do đó ngay từ khi bắt đầu có sản phẩm thương mại đầu tiên, Phân bón Cà Mau đã xác định Campuchia là thị trường chiến lược bên cạnh thị trường trong nước. 

Theo kết quả đo lường của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, có đến 40% thị phần phân ure Campuchia đang sử dụng là do Phân bón Cà Mau cung cấp, tương đương với trên 100.000 tấn mỗi năm. Trong đó có những dòng sản phẩm mang đến bất ngờ cho nông nghiệp Campuchia vì không chỉ tăng năng suất mà còn giảm chi phí canh tác nhờ giảm lượng bón.

Năm 2023 PVCFC tập trung cung ứng tối đa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu - Ảnh 2.

Phân bón Cà Mau xuất khẩu ra nước ngoài góp phần nâng tầm nông nghiệp – nông sản Việt trên đấu trường quốc tế - Ảnh: VGP/Phương Dung

Trong lĩnh vực phân bón, nhu cầu urê của Campuchia khoảng 250.000 tấn/năm, trong đó 90% là urê hạt đục, tập trung tiêu thụ tại các vùng nông nghiệp trọng điểm như khu vực Biển Hồ và các tỉnh giáp ranh. Do lợi thế về địa hình vận chuyển so với các thị trường khác nên Phân bón Cà Mau đã giảm thiểu chi phí logistics, thời gian vận chuyển từ đó duy trì giá bán hợp lý nhằm cạnh tranh vượt trội so với đối thủ trên thị trường Campuchia.

Bên cạnh đó, từ các chương trình hợp tác với các đối tác tại Campuchia là các sở nông nghiệp, trung tâm giống-khuyến nông, Phân bón Cà Mau đã giúp nông dân Campuchia tiếp cận được các sản phẩm phân bón có chất lượng cao và kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý thông qua hàng trăm buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hàng chục mô hình trình diễn sản phẩm phân bón chất lượng cao. Từ các hoạt động này, thông tin nông nghiệp hữu ích và kỹ thuật được bà con ứng dụng ngay để cải tiến canh nông và chất lượng sản phẩm.

Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, Phân bón Cà Mau đã chiếm vai trò không thể thay thế, góp phần tạo nên sức cạnh tranh vượt bậc của nền nông nghiệp Campuchia.

Bên cạnh thị trường chiến lược là Campuchia, các thị khác như Ấn Độ, Pháp, Peru, Mexico, Croatia, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan cũng đã tin dùng và ưa thích thương hiệu Phân bón Cà Mau. Phân bón Cà Mau tiếp tục tạo dựng và khẳng định chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu đến các thị trường xa với thời gian vận chuyển dài như Pháp, Brazil, Mexico… Kết quả năm 2022, sản lượng xuất khẩu đạt 410.400 tấn, đóng góp doanh thu 260 triệu USD, tương đương khoảng 6.200 tỷ đồng.

Tiếp đến trong năm 2023, Công ty sẽ sẵn sàng để đưa hàng hóa đến Nam Mỹ và Philippines.

Thị trường quốc tế đòi hỏi cao ở sản phẩm mang công nghệ, dinh dưỡng cân bằng và an toàn bền vững cho môi trường. Ngoài ra, sự phù hợp với nhiều giống cây trồng và nhiều vùng thổ nhưỡng cũng khá quan trọng. Tiến ra sân chơi lớn này, Phân bón Cà Mau tập trung đáp ứng các yêu cầu để bảo đảm xuất khẩu tối đa và giữ mối liên kết dài lâu.

Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) giao phó với quyết tâm cao nhất, năm 2022, Phân bón Cà Mau đạt doanh thu hơn 16.412 tỷ đồng (111% kế hoạch năm). Doanh thu, lợi nhuận cùng lập kỷ lục mới cao nhất từ trước đến nay.

Giữ trọn sứ mệnh là "người nuôi dưỡng", Phân Bón Cà Mau không chỉ góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, mà còn là thương hiệu cùng đồng hành với bà con nông dân trong việc nuôi dưỡng cây trồng, nâng cao giá trị nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, sẵn sàng phụng sự để phát triển.

Minh Thi