• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thẩm tra, thẩm định thiết kế về PCCC

(Chinhphu.vn) - Chiều 12/3, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp.

13/03/2024 11:13
Nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thẩm tra, thẩm định thiết kế về PCCC- Ảnh 1.

Các đại biểu tham gia phiên họp thẩm định do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì - Ảnh: VGP/LS

Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ trong hoạt động PCCC, hoạt động CNCH

Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Công an cho biết, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp và sự cố gắng thực hiện của các bộ, ngành, địa phương và toàn dân, công tác PCCC và CNCH đã có chuyển biến tích cực; phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH được đẩy mạnh và ngày càng phát triển sâu rộng; hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác này được tăng cường; từ đó góp phần kiềm chế sự gia tăng số vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi và nghiên cứu bổ sung quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới. Cụ thể: các loại hình cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC thường xuyên thay đổi, phát sinh mới dẫn đến không quy định bao quát hết; rà soát, bổ sung các quy định để quản lý chặt chẽ đối với các loại hình nhà ở, nhà sử dụng để ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh, về sử dụng điện, sử dụng nguồn lửa và các chất dễ cháy, nổ;…

Vì vậy, việc xây dựng Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là cần thiết nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC; cụ thể hóa và tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân; đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo môi trường an toàn phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế. 

Dự án Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ trong hoạt động PCCC, hoạt động CNCH; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành và bổ sung quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong tình hình mới.

Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, Luật này bổ sung quy định về hoạt động CNCH đối với những sự cố, tại nạn xảy ra trong đời sống hằng ngày có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân và theo quy định của Hiếp pháp năm 2013 phải được quy định trong văn bản luật.

Đồng thời, khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong tình hình mới. 

Thực tế hiện nay các loại hình cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC thường xuyên thay đổi, phát sinh mới dẫn đến không quy định bao quát hết và thực tế cho thấy, một cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở và trong phạm vi một cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức thuê, mua mặt bằng để tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, về quy định cơ sở trong Luật Phòng cháy và chữa cháy cần phải được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp, bao quát.

Rà soát sửa đổi các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy để khắc phục khó khăn, vướng mắc, bất cập, thống nhất với một số luật hiện hành có liên quan, bảo đảm tính khả thi; bổ sung quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Xây dựng nhất trí với 3 nội dung của giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cần bảo đảm khi lập, điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị, khu dân cư, cụm công nghiệp, và các khu chức năng theo pháp luật về Quy hoạch; tuy nhiên, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ đối tượng, cấp độ quy hoạch cần phải có giải pháp, thiết kế về PCCC.

Rà soát với các văn bản QPPL liên quan đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

Đại diện Bộ Nội vụ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ lực lượng nào là lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực PCCC; đồng thời làm rõ chế độ hoạt động của lực lượng PCCC và CNCH chuyên ngành là kiêm nhiệm hay chuyên trách. Bên cạnh đó, đồng chí đề nghị cần rà soát Điều 56 về Thanh tra PCCC với Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11/01/2024 của Chính phủ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật và tránh phát sinh bộ máy mới về thanh tra chuyên ngành.

Ngoài ra, các đại biểu cũng cho ý kiến thêm về một số nội dung như vai trò của đội ngũ thực hiện thẩm tra thiết kế về PCCC và chủ đầu tư; phương tiện PCCC và CNCH;…

Nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thẩm tra, thẩm định thiết kế về PCCC- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại phiên thẩm định - Ảnh: VGP/LS

Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật PCCC và CNCH; đồng thời đánh giá dự thảo Luật đã phù hợp và thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác PCCC và CNCH, đặc biệt là Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC và Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW.

Để hoàn thiện Hồ sơ dự thảo Luật, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, thuyết minh bổ sung tại Tờ trình về những nội dung chính sách nào đã được cụ thể hoá tại dự thảo Luật; những nội dung nào bổ sung; căn cứ, nguyên nhân bổ sung, điều chỉnh. Bên cạnh đó, nội dung dự thảo Luật có sự giao thoa với nhiều Luật khác, vì vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; rà soát, điều chỉnh các thuật ngữ được sử dụng cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng cho ý kiến cụ thể về từng quy định của dự thảo Luật như: rà soát phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC và CNCH, tránh trùng lặp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng; nghiên cứu, xác định rõ thẩm quyền kiểm tra của cơ quan nhà nước trong PCCC, đảm bảo phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính; làm rõ việc huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các biện pháp PCCC; đánh giá kỹ nguồn nhân lực, tài chính để đảm bảo thực hiện Luật.

Lê Sơn