• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng hiệu quả liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới

(Chinhphu.vn) - Ngày 24/6 tại Khánh Hòa, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Tọa đàm "Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới". Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39 chủ trì Tọa đàm.

24/06/2022 20:13
Nâng hiệu quả liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới - Ảnh 1.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39 chủ trì Tọa đàm- Ảnh:VGP


Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh thành, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 (Nghị quyết 39-NQ/TW). Sau đó, ngày 02/8/2012, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 25-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.

Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tiểu vùng Nam Trung bộ đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; cụ thể hóa nội dung Nghị quyết thành các kế hoạch, chương trình, đề án và đã hoàn thành được nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tiểu vùng đã nhiều thay đổi; tư duy về phát triển vùng, tiểu vùng có nhiểu đổi mới; một số tiềm năng, lợi thế của tiểu vùng từng bước được khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả…

Tuy nhiên kinh tế - xã hội của một số địa phương trong tiểu vùng vẫn còn những khó khăn; 3/4 địa phương trong tiểu vùng còn chưa tự cân đối được ngân sách; quy mô nền kinh tế tiểu vùng còn nhỏ và dễ bị tổn thương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa có sự đột phá.

Liên kết vùng còn lỏng lẻo, lúng túng, bị động; thiếu vai trò "Nhạc trưởng" định hướng, dẫn dắt của Nhà nước, lợi thế quy mô nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy...

Xây dựng cơ chế liên kết vùng hiệu quả

Thời gian qua, Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với 20 ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương và thường trực tỉnh ủy, thành ủy của 14 địa phương trong vùng để thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch phục vụ việc tổng kết Nghị quyết 39 để có phương hướng phát triển hiệu quả hơn trong tương lai.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng: cần có sự liên kết tạo thành sức mạnh tổng hợp, không cạnh tranh lẫn nhau giữa các địa phương trong vùng.

Quy hoạch vùng hay quy hoạch tích hợp phân bổ không gian các ngành, lĩnh vực lớn, trong đó đã chỉ rõ các tiềm năng, lợi thế của từng tiểu vùng hoặc từng vùng. Ví dụ, Ninh Thuận có thể phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo, điện gió, điện, khơi, điện mặt trời, hay Bình Thuận là phát triển về du lịch biển, nhưng Khánh Hòa lại xác định là trung tâm của tiểu vùng này, là đô thị ven bển, thành phố trực thuộc Trung ương và động lực của toàn vùng, là trung tâm nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh, rất khác biệt. Hay như Phú Yên lại tập trung bắt thủy hải sản.

"Cần có các cơ chế chính sách đặc thù và quan trọng phải có sự điều phối, phân bổ nguồn lực hợp lý, bao gồm ngân sách và ngoài ngân sách để phát triển", Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

TS Phan Thị Song Thương, Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ nhấn mạnh cần trao quyền cho ban điều phối vùng trong đó có tiểu vùng tham gia, đẩy mạnh sự liên kết. Trước hết là các địa phương phối hợp cùng thu hút các nhà đầu tư để tránh sự cạnh tranh giữa các địa phương trong tiểu vùng. Cần phối hợp cùng nhau để khai thác hiệu quả nhất các cơ sở hạ tầng hiện nay trong vùng, đặc biệt là hệ thống cảng biển và cảng hàng không.

Các địa phương cần xác định rõ lợi thế nào của mình là nhiều nhất để từ đó có chương trình hợp tác liên kết phát triển cho một ngành hay lĩnh vực hay vài ngành lĩnh vực đó phát triển. Đồng thời không bỏ qua vấn đề giải quyết môi trường cũng như ứng phó với biển đổi khí hậu để sự phát triển trong thời gian tới đảm bảo sự bền vững", TS Thương nhấn mạnh.

Còn chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành-Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh thẳng thắn đánh giá, việc liên kết từ tiểu vùng, vùng, trong đó có Duyên hải Nam Trung bộ từ trước đến nay có thể nói là chưa hiệu quả, không thực chất.

Khi nguồn lực hạn chế, thì việc lựa chọn lĩnh vực nào ưu tiên để phát huy được lợi thế, thế mạnh và sự cộng hưởng của các vùng là nhiệm vụ quan trọng, ngoài ra cũng cần có vai trò của người cầm trịch.

Kết luận buổi tọa đàm, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, nguyên nhân dẫn đến liên kết vùng, tiểu vùng chưa thực sự hiệu quả là thiếu những hành lang pháp lý và công tác tổ chức, cơ chế liên kết chưa đủ mạnh, liên kết mới dừng lại ở cam kết và mang tính tự nguyện.

Để việc liên kết hợp tác hiệu quả, đòi hỏi cần phải có những bước đi mạnh dạn hơn nữa về cơ chế điều phối liên kết, trong đó vai trò của Nhà nước như "người nhạc trưởng" nhất là thông qua công cụ quy hoạch và các cơ chế chính sách trong quản lý và phân bổ nguồn lực.

"Việc nâng cao hiệu quả liên kết vùng không chỉ là câu chuyện của Trung ương, Chính phủ mà cần sự vào cuộc tích cực từ các địa phương, thực hiện đúng trách nhiệm trong việc triển khai quy hoạch địa phương tích hợp với quy hoạch vùng", ông Trần Tuấn Anh nói.

"Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và tiếp tục tập hợp lại để phục vụ cho quá trình tổng kết Nghị quyết 39 cũng như tiếp tục thực hiện việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết khác của Đảng trong việc phát triển trong các lĩnh vực cũng như trong phát triển của vùng và phát triển của cả nước", Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ, có diện tích đất liền 21.440 km2, bằng khoảng hơn 6% diện tích cả nước; là nơi sinh sống của hơn 4 triệu người (bằng khoảng 4% dân số cả nước) với hơn 12 dân tộc của 4 địa phương. Tiểu vùng Nam Trung Bộ có vị trí địa chính trị, địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ cũng như đối với cả nước.

Anh Minh