• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài KH&CN

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 13/4/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

14/04/2025 18:24
Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài KH&CN- Ảnh 1.

Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Theo Thông báo kết luận, Phó Thủ tướng cơ bản thống nhất với các định hướng, giải pháp cụ thể đã được Bộ KH&CN đề xuất và thảo luận tại buổi làm việc đối với các lĩnh vực: phát triển AI, trung tâm dữ liệu, hạ tầng số, Chính phủ số, kinh tế số, công nghiệp công nghệ số (tập trung vào các lĩnh vực chiến lược như robot, UAV, xe điện, vắc xin...), đổi mới sáng tạo, hạ tầng KH&CN dùng chung (trung tâm đo lường, thử nghiệm...), sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, năng lượng nguyên tử. 

Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế ngành KH&CN cần tập trung khắc phục trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới như: Khoảng cách về trình độ phát triển KH&CN của Việt Nam so với các nước tiên tiến còn lớn; nhận thức về vai trò của KH&CN và đổi mới sáng tạo tại một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc, dẫn đến việc chưa ưu tiên đúng mức cho lĩnh vực này; hành lang pháp lý cho hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số còn chưa đồng bộ, tồn tại nhiều điểm nghẽn, rào cản, kìm hãm sự phát triển....

Việc phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được Đảng và Nhà nước xác định là yếu tố then chốt, sống còn để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh nguy cơ tụt hậu và hiện thực hóa khát vọng hùng cường, thịnh vượng.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KH&CN cần nghiêm túc đánh giá, phân tích nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi nhằm khắc phục hiệu quả trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước giao phó, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò của KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&CN tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy sau sáp nhập, đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả. Coi đây là cơ hội để tái cấu trúc ngành, lĩnh vực; sàng lọc, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, có năng lực, tư duy đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nặng nề trong giai đoạn mới, đảm bảo tính kế thừa và liên tục.

Tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 193/2024/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội và Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ. Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, nhà khoa học là nhân tố then chốt, nhà nước đóng vai trò kiến tạo. 

Xây dựng chương trình hành động cụ thể, có lộ trình, phân công trách nhiệm rõ ràng; thiết lập cơ chế theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện khoảng 180 nhiệm vụ quan trọng đã được xác định (bao gồm cả các nhiệm vụ trong Nghị quyết 57 và các nhiệm vụ bổ sung), đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đặc biệt là các nhiệm vụ có thời hạn trong năm 2025.

Bộ KH&CN cần đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn. Loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm", đề cao tính linh hoạt, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, trở thành lợi thế cạnh tranh. Tập trung hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật trình Quốc hội thông qua trong năm 2025. Hoàn thiện thể chế về phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, sàn giao dịch dữ liệu; xây dựng cơ chế thử nghiệm chính sách mới (sandbox) cho công nghệ mới; hoàn thiện khung pháp lý về sở hữu trí tuệ (nghiên cứu phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục để xử lý nhanh chóng, hiệu quả).

Phát triển hạ tầng số và công nghệ chiến lược. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến cáp quang biển mới, triển khai mạng 5G toàn quốc. Xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn, hiện đại. Đầu tư phát triển các công nghệ mũi nhọn, chiến lược (AI, bán dẫn, hydrogen, sản xuất thông minh...). Đảm bảo hạ tầng số được đầu tư đồng bộ, hiện đại, làm nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Tập trung nghiên cứu KH&CN và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ưu tiên các ngành công nghệ chiến lược. Thúc đẩy liên kết ba nhà (Nhà nước - Nhà khoa học - Doanh nghiệp), lấy ứng dụng thực tiễn làm thước đo hiệu quả nghiên cứu. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài KH&CN trong và ngoài nước (đặc biệt là trí thức Việt kiều). 

Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm xây dựng, ban hành tiêu chí xác định chuyên gia, nhà khoa học để thực hiện chính sách miễn thị thực nhập cảnh. Có cơ chế tài trợ đặc biệt cho các nhóm nghiên cứu xuất sắc; cơ chế ghi nhận, tôn vinh xứng đáng các nhà khoa học. Phấn đấu đạt các mục tiêu Nghị quyết 57 đề ra đến năm 2030 (chi cho R&D đạt 2% GDP, nhân lực R&D đạt 12 người/1 vạn dân).

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho R&D và đổi mới sáng tạo. Có chính sách khuyến khích thu hút FDI công nghệ cao, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tạo sự liên kết thực chất giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách để hình thành và vận hành hiệu quả các quỹ (Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, xem xét các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo).

Minh Hiển