• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngân hàng Chính sách xã hội cần tập trung huy động, đa dạng hóa nguồn vốn

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 14/4/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.

14/04/2025 18:43
Ngân hàng Chính sách xã hội cần tập trung huy động, đa dạng hóa nguồn vốn- Ảnh 1.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống, tạo điều kiện phục vụ, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Thông báo kết luận nêu rõ, sau 23 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đã thực sự đi vào cuộc sống, là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, với quyết tâm chính trị cao của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo được nhiều điểm sáng trong hoạt động; mô hình và phương thức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ngày càng được khẳng định, hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai tích cực các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả quan trọng: đã huy động được nguồn vốn đa dạng và quy mô ngày càng lớn, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt hơn 416 nghìn tỷ đồng, phục vụ hơn 6,8 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách. Chất lượng tín dụng chính sách được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp (0,55% tổng dư nợ)...

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nguồn vốn chưa thực sự đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; vốn ủy thác tại một số địa phương, nguồn vốn có nguồn gốc từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn; chưa có cơ chế, chính sách để thu hút nhân sự có trình độ cao, đặc biệt là nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội còn hạn chế. 

Nghiên cứu huy động các nguồn vốn nhận ủy thác

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tiếp theo, Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội bám sát kết quả thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đơn vị hành chính các cấp theo chủ trương của Đảng. Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy hoạt động, đảm bảo phù hợp với quá trình sắp xếp của các cơ quan, tổ chức chính trị và yêu cầu thực tiễn hoạt động đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội. Lưu ý quá trình sắp xếp lại bộ máy phải đảm bảo được mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, tổ tiết kiệm và vay vốn để đảm bảo quản lý khoản vay, duy trì quan hệ với người vay.

Tập trung huy động, đa dạng hóa nguồn vốn nhằm tăng cường nguồn lực, cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương báo cáo, tham mưu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ưu tiên tập trung nguồn lực, đảm bảo nguồn vốn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội được tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ và mở rộng các hình thức huy động vốn, nghiên cứu huy động các nguồn vốn nhận ủy thác từ các tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân...

Ngân hàng Chính sách xã  hội cần chú trọng xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân. Chú trọng tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ động nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện cơ chế tiền lương, các chế độ, chính sách đãi ngộ, đảm bảo thu nhập tốt hơn cho cán bộ, người lao động để thu hút, ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tạo điều kiện phục vụ, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người nghèo

Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cần tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) dữ liệu lớn (Bigdata), … nhằm tiết giảm chi phí, nhân lực, tiết kiệm thời gian, tối ưu hoá quy trình quản lý, kiểm soát hoạt động, thực hiện nhiệm vụ được chính xác và an toàn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống, tạo điều kiện phục vụ, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Chú trọng thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ; kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác, uỷ nhiệm, sử dụng vốn vay. Tăng cường công tác quản trị và quản lý vốn chặt chẽ, hiệu quả.

Tập trung nghiên cứu và rà soát kỹ lưỡng các quy định, quy trình thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, cắt giảm và đơn giản hoá tối đa các thủ tục để nâng cao hiệu quả công việc, tiết giảm chi phí hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng.

Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Chủ động rà soát, tham mưu cho cơ quan thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội theo hướng bao trùm, bền vững, đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chương trình mục tiêu quốc gia, Chiến lược tài chính toàn diện và Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030. Từng bước mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia và khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước, khả năng thực hiện của Ngân hàng Chính sách xã hội...

Minh Hiển