• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngăn bạo lực học đường: Không chỉ học trên giảng đường

(Chinhphu.vn) - Hiện tượng bạo lực học đường, cùng các hành vi ứng xử lệch lạc… của một bộ phận học sinh đã đến mức báo động và dường như một vài tiết học đạo đức, giáo dục công dân là chưa đủ.

19/09/2013 18:51
Công tác giáo dục đạo đức trong học sinh, sinh viên những năm vừa qua đã có những đổi mới, tiến bộ và thu được những kết quả tốt. Nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, trong tu dưỡng, trong hoạt động cộng đồng, có cả những tấm gương đã hy sinh thân mình vì việc nghĩa làm lay động tình người.

Song như Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận chia sẻ: “Phương pháp và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên còn hạn chế, chưa tạo được sự lôi cuốn chủ động, chưa tạo nên xúc cảm sâu sắc cho học sinh. Việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý học sinh, sinh viên, đảm bảo môi trường an ninh cho học tập cũng như rèn luyện chưa được chặt chẽ; việc giáo dục kỹ năng sống chưa thực sự đi vào chiều sâu và thiếu nhiều các điều kiện cần thiết để triển khai; công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đã có bước đầu nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn”.

Trên thực tế, tình trạng bạo lực học đường ngày càng có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới theo chiều hướng tiêu cực. Chuyện học sinh đâm chém, tấn công hội đồng bạn học, nữ sinh xé quần áo đánh ghen hoặc quay clip sex… xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu chúng ta không có giải pháp ngăn chặn kịp thời thì những hành vi ứng xử côn đồ, thiếu văn hóa này sẽ trở thành phổ biến, dần dần thành hiển nhiên sẽ vô tình làm sai lệch nhận thức của các em.

Trong khi việc dạy và học môn giáo dục công dân (bậc trung học) và đạo đức (bậc tiểu học) vẫn chủ yếu mang tính hình thức, lý thuyết nên hiệu quả chưa cao, thiếu môi trường giáo dục nhân cách toàn diện và đa dạng hơn.

Phải đổi mới giáo dục đạo đức

Vì vậy, ngành giáo dục đã chủ động thực hiện đổi mới nội dung phương pháp dạy, học với các môn liên quan đến giáo dục đạo đức, giáo dục công dân; đề ra nhiệm vụ tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh và sinh viên trong các hoạt động giáo dục, trong đó kết hợp tốt việc “dạy người” thông qua “dạy chữ”, “dạy nghề”.

Đồng thời, lồng ghép cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, bằng tấm gương thực tiễn và bằng hành động cụ thể của thầy, cô giáo trong nhà trường để lôi cuốn, thuyết phục học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, việc xây dựng môi trường học đường lành mạnh, thân thiện được triển khai đồng bộ với sự phối hợp giữa ngành giáo dục với ngành văn hóa, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ…

Hiện nay, trên 7.000 di tích đã được giao cho ngành giáo dục để học sinh cùng các thầy cô giáo chăm sóc các di tích, nhằm tạo sự hiểu biết và lòng yêu mến, biết ơn đối với cha ông, đối với quê hương, trên cơ sở đó là đối với đất nước; miễn và giảm giá vé khi học sinh vào các bảo tàng, di tích tham quan, học tập, đổi mới việc dạy văn, dạy sử, các môn khoa học, xã hội và nhân văn.

Với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nội dung phối hợp tập trung vào việc tổ chức các hoạt động tập thể để hình thành nhân cách, lối sống, thế giới quan của học sinh, sinh viên thông qua nhiều hoạt động, rõ nhất là hoạt động thanh niên tình nguyện đã có trong nhiều năm và có những kết quả rất tốt.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp để triển khai ở các nhà trường, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc việc đảm bảo “3 đủ” cho các em: Đủ ăn, đủ mặc và đủ sách vở để cho các cháu đi học…

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận kỳ vọng, với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt cùng với sự vào cuộc chung tay của các cấp, các ngành có trách nhiệm, các em học sinh sẽ có môi trường, cơ hội để phát triển, hoàn thiện nhân cách một cách đúng đắn bên cạnh việc trau đồi kiến thức và kỹ năng sống.

Nguyệt Hà