• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngăn chặn phát rừng làm nương rẫy trái phép: Cần có giải pháp căn cơ…

24/02/2011 10:30

Cứ vào mùa khô, người dân huyện Đăk Glei (Kon Tum) thường đua nhau phát rẫy. Công tác quản lý bảo vệ rừng đang cần có những giải pháp căn cơ ...!

“Nóng” mùa phát rẫy
Bão số 9/2009 đã để lại cho người dân huyện Đăk Glei những hậu quả nặng nề, nhiều hộ gia đình bị mất đất sản xuất và nằm trong vùng sạt lở phải di dời. Mặc dầu các cấp chính quyền ở địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc giúp dân khắc phục hậu quả, nhưng nguồn lực có hạn nên việc khôi phục sản xuất và tổ chức tái định cư cho người dân chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Lợi dụng bị mất đất sản xuất, nhiều hộ gia đình đã phát rừng làm nương rẫy trái phép. A Chéo, dân tộc Giẻ (làng Kon Ring, xã Đăk Choong) than: “Làng có 97 hộ, 402 khẩu. Hơn 50% số hộ trong làng thuộc diện hộ nghèo. Bão số 9 đã làm cho 9 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, 12 ngôi nhà tốc mái, 2 người chết, 10 ha ruộng bị bồi lấp và 2 công trình thủy lợi trong làng bị nước lũ cuốn trôi chưa khắc phục được. Hiện tại, huyện đã xây dựng 9 ngôi nhà cho các hộ gia đình bị sập, quy hoạch hơn 70 ha đất, nhưng người dân chê đất xấu!”. Ven những khu rừng gần làng, chúng tôi thấy người dân đã phát rừng để làm nương rẫy.
Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Glei Nguyễn Văn Hải bức xúc: năm 2010 tại xã Đăk Choong xảy ra hơn 40 vụ phát 3,458 ha rừng của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Glei để làm nương rẫy trái phép. Việc phá rừng làm nương rẫy trái phép cũng diễn ra ở nhiều địa phương khác trong huyện. Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện, trong năm vừa qua, toàn huyện đã xảy ra 315 vụ phá rừng làm nương rẫy trái phép, gây thiệt hại hơn 70 ha rừng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính từ các vụ vi phạm lâm luật hơn 4 tỷ đồng (chủ yếu là phá rừng làm nương rẫy). Tuy nhiên, lợi dụng đời sống còn khó khăn, gần như hầu hết người dân phá rừng làm nương rẫy trái phép đều không tiến hành nộp phạt. Biện pháp cưỡng chế tài sản các hộ phá rừng làm nương rẫy trái phép cũng đã được tính đến, nhưng không thể thực thi vì nhiều hộ gia đình không có tài sản để cưỡng chế...!
Cần có giải pháp căn cơ
Tình trạng phá rừng làm nương rẫy mùa khô năm nay có khả năng tiếp tục tái diễn mạnh. Để ngăn chặn và hạn chế tình trạng này, theo Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Nguyễn Văn Hải, hạt đã phối hợp với các ngành, các chủ rừng và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh thực hiện các giải pháp như: tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân thấy được lợi ích của rừng, sản nương rẫy cũ theo hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng, không phát rừng làm nương rẫy trái phép; đồng thời tham mưu cho UBND huyện tiến hành quy hoạch vùng nương rẫy cho dân sản xuất. Công tác tuyên truyền người dân bảo vệ rừng cũng được đổi mới. Trong tuyên truyền, lực lượng kiểm lâm cũng như các cơ quan chức năng không đọc những văn bản quy phạm pháp luật dài lê thê mà dành nhiều thời gian giúp người dân thấy được lợi ích của rừng như: việc làm mất rừng sẽ mất đi nguồn nước để sản xuất và phát điện; gây ra lũ quét, lở núi về mùa mưa… ảnh hưởng đến cuộc sống của dân.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh việc thực hiện những giải pháp này, huyện cần đẩy mạnh tăng cường công tác khuyến nông-khuyến lâm, xây dựng các mô hình trình diễn, hỗ trợ phân bón cho người dân sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng. Nếu không làm cho người dân “no cái bụng” từ cây lúa nước, làm giàu từ cây công nghiệp (cao su, cà phê, bời lời…) thì công tác quản lý bảo vệ rừng sẽ còn gặp khó khăn. Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, cán bộ ở cơ sở phải làm gương, không thể tham gia phá rừng. Đối với những trường hợp vi phạm nhiều lần, nhất là phá rừng từ khu bảo tồn, rừng đặc dụng, phòng hộ thì phải tiến hành xử phạt và thực hiện các biện pháp cưỡng chế để răn đe. Việc chuyển đổi, quy hoạch đất rừng cho dân sản xuất phải lấy ý kiến từ dân, chọn đất tốt, thuận lợi để người dân sản xuất ổn định lâu dài. Nếu giải quyết được yêu cầu chính đáng của người dân một cách căn cơ thì chắc chắn sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng làm nương rẫy trên địa bàn.
Bài và ảnh: Văn Nhiên