• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngăn chặn, xử lý xe quá tải đi trên đê

(Chinhphu.vn) - Hiện tình trạng xe quá tải trọng đi trên các tuyến đê xảy ra phổ biến. Đặc biệt có những đoạn đê đã bị hư hỏng nghiêm trọng gây khó khăn cho công tác hộ đê, phòng chống lụt bão như đê hữu Hồng thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, đê tả Hồng khu vực hạ lưu cầu Thăng Long, thành phố Hà Nội...

13/08/2012 10:57

Gây hư hỏng mặt đê có thể phải bồi hoàn về vật chất - Ảnh minh họa

Trước tình trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng xe quá tải trọng đi trên đê.

Địa phương cần điều tra, xác minh tổ chức, cá nhân vi phạm gây hư hỏng mặt đê, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kể cả việc bồi hoàn về vật chất, đồng thời ngăn chặn việc tái vi phạm và vi phạm mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng lưu ý các cơ quan quản lý chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm ngay từ khi mới phát sinh.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đê điều và phòng chống lụt bão thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tới các tổ chức, cá nhân để biết, hiểu và thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo Luật Đê điều, có 11 hành vi bị nghiêm cấm như:  Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa; Phá hoại đê điều; Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt...

Thùy Trang