• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngân hàng ACB đặt mục tiêu lợi nhuận 23.000 tỷ, tiếp tục dẫn đầu bền vững

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) năm 2025 mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 23.000 tỷ đồng, tương đương tăng 9,5% so với năm 2024, kèm theo kế hoạch duy trì tỷ lệ cổ tức 25% (10% tiền mặt và 15% cổ phiếu).

08/04/2025 16:00
Ngân hàng ACB đặt mục tiêu lợi nhuận 23.000 tỷ, tiếp tục dẫn đầu bền vững- Ảnh 1.

ACB đặt kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản và huy động vốn mỗi chỉ tiêu tăng 14%, tín dụng tăng 16% trong năm 2025 cao hơn tốc độ bình quân ngành.

Đây là năm thứ năm liên tiếp ACB thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao, trong đó ba năm gần đây có cổ tức bằng tiền mặt, thể hiện cam kết bảo vệ lợi ích cổ đông và phản ánh hoạt động hiệu quả liên tục.

ACB đặt kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản và huy động vốn mỗi chỉ tiêu tăng 14%, tín dụng tăng 16% trong năm 2025 cao hơn tốc độ bình quân ngành. Mảng bán lẻ tiếp tục là động lực chính, trong khi dịch vụ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn và FDI, cũng được đầu tư mạnh. Tín dụng cân bằng được kỳ vọng mang lại lợi nhuận ổn định và giảm thiểu rủi ro, giúp duy trì chất lượng tài sản.

Trong quý I/2025, kết quả kinh doanh cho thấy tín dụng tăng trên 3%, huy động tăng trên 2%, đồng thời tỉ lệ nợ xấu giảm nhẹ xuống 1,34%. Lợi nhuận trước thuế quý đầu năm ước đạt khoảng 4.600 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 6% do hỗ trợ khách hàng qua các chương trình giảm lãi suất, nhưng ROE vẫn duy trì trên 20%, nằm trong nhóm cao nhất ngành.

Tại ĐHCĐ, Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy và Tổng giám đốc Từ Tiến Phát khẳng định ACB sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng, công nghệ và quản trị rủi ro. Đáng chú ý, ACB là 1 trong 10 ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng phương pháp Internal Ratings-Based (IRB) theo Basel II do Ngân hàng Nhà nước chọn thí điểm, nâng cao năng lực đo lường rủi ro và tối ưu vốn.

Ngân hàng ACB đặt mục tiêu lợi nhuận 23.000 tỷ, tiếp tục dẫn đầu bền vững- Ảnh 2.

Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy khẳng định ACB sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng, công nghệ và quản trị rủi ro.

Báo cáo quý I/2025 cho thấy doanh thu ngoài lãi tăng 7,5%, trong đó mảng thẻ tăng tới 161%, dịch vụ tăng 17%, rất ấn tượng với xu hướng chuyển dịch sang thu dịch vụ. Mảng thanh toán quốc tế, chứng khoán… tiếp tục được đẩy mạnh nhằm đa dạng hóa nguồn thu và giảm phụ thuộc vào lãi suất.

Năm 2024 và quý 1/2025, ACB tích cực tham gia các chương trình ưu đãi tín dụng theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Giảm lãi suất vay mua nhà cho người trẻ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, triển khai giải ngân online để rút ngắn thủ tục, góp phần thúc đẩy giải ngân vốn hỗ trợ nền kinh tế.

Kế hoạch lợi nhuận 23.000 tỷ, tín dụng tăng 16%, cổ tức cao 25%, đi cùng chính sách công nghệ tiên tiến và nền tảng quản trị rủi ro kiểu mẫu khẳng định ACB tiếp tục là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Đây không chỉ là minh chứng cho năng lực nội lực, mà còn là cam kết với cổ đông và cộng đồng về phát triển bền vững, hiện thực chiến lược 2025 - 2030.

LN