• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành Giáo dục khẩn trương phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản đề nghị các đại học, học viện khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

11/12/2024 10:59
Ngành Giáo dục khẩn trương phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn- Ảnh 1.

Có chính sách ưu tiên, gồm học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính dành cho người học chương trình đào tạo về bán dẫn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, ngày 21/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 và Quyết định số 1017/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" (Chương trình 1017). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 04/12/2024 về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại các quyết định trên về việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các đại học, học viện, trường đại học, các trường sĩ quan có đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, các viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến sĩ (gọi chung là cơ sở đào tạo) trên cơ sở năng lực thực tế và định hướng phát triển về đào tạo và nghiên cứu trong ngành công nghiệp bán dẫn khẩn trương, nghiêm túc quán triệt thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

Khẩn trương xây dựng đề án đề xuất tham gia Chương trình 1017

Cơ sở đào tạo (CSĐT) xây dựng đề án đề xuất đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Theo đó, về chương trình đào tạo (CTĐT): Đề nghị nêu rõ các ngành đào tạo phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Đề xuất cần nêu rõ CTĐT "tài năng" hay CTĐT "chuẩn". Thuyết minh sự phù hợp với mục tiêu, đối tượng, phạm vi của Chương trình 1017 và làm rõ phục vụ công đoạn nào trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Về kế hoạch tuyển sinh và đào tạo: Xây dựng kế hoạch quy mô tuyển sinh, quy mô đào tạo theo CTĐT; thống kê số lượng tuyển sinh đầu vào qua các năm vừa qua (trong 03 năm gần nhất) và dự kiến số lượng tuyển mới, số lượng tốt nghiệp theo từng năm tới hết năm 2030.

Có chính sách thu hút giảng viên, chuyên gia là người nước ngoài

Về phát triển đội ngũ giảng viên, Bộ GDĐT nêu rõ, ưu tiên xét tuyển cử giảng viên đi học tiến sĩ, sau tiến sĩ các ngành chuyên sâu về bán dẫn tại các CSĐT có uy tín trên thế giới theo Đề án 89 (Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030") . Ưu tiên sử dụng kinh phí để đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên chuyên môn về ngành công nghiệp bán dẫn.

Đồng thời có chính sách thu hút giảng viên, chuyên gia là người nước ngoài, Việt kiều đang làm việc ở các CSĐT, cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp bán dẫn ở nước ngoài về làm việc cho CSĐT.

Chủ động trao đổi giảng viên trong ngành công nghiệp bán dẫn với các CSĐT nước ngoài; ưu tiên cử cán bộ quản lý, giảng viên đi tập huấn, bồi dưỡng, học tập và làm việc tại các CSĐT, các doanh nghiệp về bán dẫn tại các quốc gia có nền công nghiệp bán dẫn phát triển.

Các giải pháp hỗ trợ người học

Bộ GDĐT yêu cầu các trường có chính sách ưu tiên, gồm học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học CTĐT về bán dẫn.

Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong việc tìm kiếm hỗ trợ kinh phí hoặc cấp học bổng từ phía doanh nghiệp, tạo điều kiện thực hành, thực tập cho sinh viên và tuyển dụng, sử dụng những người tốt nghiệp các CTĐT về bán dẫn.

Có chính sách khuyến khích, ưu tiên các giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh hình thành các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học đối với các đề tài trong ngành công nghiệp bán dẫn; ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các nhóm nghiên cứu có hợp tác nghiên cứu với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các CSĐT có thế mạnh, uy tín về bán dẫn trong nước và quốc tế. Chủ động tích cực tổ chức hoặc tham gia các hội thảo, toạ đàm, các phiên họp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và quốc tế.

Lan Phương