• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành Hải quan kiểm soát chặt vận chuyển gia cầm qua biên giới

(Chinhphu.vn) - Để ngăn chặn sự xâm nhiễm vi rút cúm gia cầm, đặc biệt là chủng vi rút cúm A/H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam, không để lây lan dịch bệnh cho người và gia cầm trong nước, Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và Cục Điều tra chống buôn lậu chủ động tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.

23/04/2013 15:11

Kiểm soát buôn bán gia cầm qua biên giới - Ảnh minh họa

Theo Tổng cục Hải quan, hiện nay tình hình nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm ngày càng diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm gia cầm, đặc biệt là chủng vi rút cúm A/H7N9. Do lợi nhuận cao, các đối tượng liên tục thay đổi phương thức và thủ đoạn vận chuyển gia cầm qua biên giới. 

Để trốn tránh sự kiểm tra, bắt giữ của lực lượng chức năng, các đối tượng thường tập kết hàng tại bên kia biên giới, thuê người dân bản địa vận chuyển qua các đường mòn, lối mở biên giới, cánh gà cửa khẩu rồi đưa vào các điểm tập kết gần biên giới, nhà dân hoặc trong rừng nhằm cất giấu, nuôi giữ tạm thời để hợp thức hóa gia cầm nhập lậu, khi có cơ hội sẽ dùng ô tô vận chuyển về các chợ đầu mối, tiến hành giết mổ gia cầm, chế biến đông lạnh để đưa vào nội địa tiêu thụ.

Bên cạnh đó, các đối tượng còn sử dụng bè, mảng thả trôi theo các tuyến sông, trên biển sau đó chuyển sang phương tiện thủy (tàu, thuyền đánh cá) để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. Ngoài ra, qua kiểm tra, kiểm soát, cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều vụ việc các đối tượng lợi dụng kẽ hở trong chính sách quản lí hàng hóa tạm nhập-tái xuất để thẩm lậu các sản phẩm gia cầm đông lạnh vào nội địa.

Trước tình hình trên, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu; kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hàng hóa nhập cảnh, quá cảnh, chuyển khẩu.

Tập trung kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lí nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các cửa khẩu. Lập kế hoạch đấu tranh, xác định rõ phương thức, thủ đoạn, đường dây, ổ nhóm, đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn để chủ động xây dựng kế hoạch, đấu tranh có trọng điểm, có hiệu quả.

Thịnh Hưng