• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành kiểm sát cam kết đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp

(Chinhphu.vn) - Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp lần thứ hai ngày 17/5 tại Hà Nội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí khẳng định: Ngành kiểm sát, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao sẽ đồng hành cùng Chính phủ, cùng doanh nghiệp.

18/05/2017 08:42

Khẳng định Nghị quyết 35 của Chính phủ là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp an tâm và đầu tư phát triển trong thời gian qua, ông Lê Minh Trí nêu ra hai kiến nghị với Thủ tướng để khắc phục tình trạng "Chính phủ và các cấp Trung ương nhận thức và quyết tâm chính trị rất lớn, quyết liệt nhưng, nhận thức, trách nhiệm và thực thi ở bên dưới còn chưa đồng đều và còn chậm".

Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao

Cụ thể, thứ nhất, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho rằng, cần tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của cấp dưới đối với việc triển khai Nghị quyết. Chọn xử lý một vài trường hợp vi phạm pháp luật làm khó doanh nghiệp để răn đe, giáo dục chung.

Thứ hai, tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa thủ tục hành chính bởi đây là "khâu doanh nghiệp ngại và lo lắng nhất", trong đó cần tập trung rà soát các thủ tục, cái nào không phù hợp, không cần thiết thì bỏ, cái nào cần thì bổ sung để quản lý cho tốt. Đồng thời, phải đẩy mạnh hơn nữa công khai, minh bạch thủ tục hành chính để các cấp bên dưới bớt phiền hà.

Vị "tư lệnh" ngành kiểm sát, ngành "không làm kinh tế cũng không quản lý kinh tế", góp ý:

Qua chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và qua các vụ án kinh tế, ngành kiểm sát sẽ quan tâm phát hiện các sơ hở, những bất cập của pháp luật để kiến nghị, bịt những sơ hở, bất cập đó, để ngăn chặn những người lợi dụng sơ hở thu lợi bất chính và không công bằng trong thương trường.

"Ngành kiểm sát sẽ kiên quyết với tội phạm, với những người làm ăn gian dối, vi phạm pháp luật gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế-xã hội. Đồng thời quyết tâm bảo vệ doanh nghiệp, người dân làm ăn chân chính, hiệu quả và đúng pháp luật. Ngành kiểm sát sẽ phấn đấu hạn chế và không hình sự hóa các quan hệ dân sự, hành chính và kinh tế", Viện trưởng Lê Minh Trí cam kết.

Ông cũng khẳng định ngành kiểm sát phải có trách nhiệm bảo vệ những cách làm sáng tạo, hiệu quả của các doanh nghiệp mà pháp luật hiện hành chưa cập nhật; đồng thời sẽ kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi pháp luật để hỗ trợ doanh nghiệp sáng tạo.

Để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, của người dân, trong thời gian tới, ngành kiểm sát sẽ tăng cường hơn nữa chức năng kháng nghị các bản án dân sự, các bản án hành chính và đặc biệt là các bản án kinh doanh thương mại đối với những bản án không đúng pháp luật, ông Lê Minh Trí nhấn mạnh.