• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành năng lượng đối mặt với nhiều thách thức khi giảm phát thải CO2

(Chinhphu.vn) – Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019 mô tả các kịch bản cho ngành năng lượng Việt Nam nhằm đạt được một lộ trình phát triển bền vững và có chi phí thấp nhất, giảm phát thải CO2 so với các mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

05/11/2019 09:03

Lễ công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019. Ảnh: VGP/Phan Trang.

Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2017 - 2020 do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, chiều 4/11, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam và Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch tổ chức Lễ công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019.

Báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu về các kịch bản phát triển điện và năng lượng và các khuyến nghị chính sách đối với các vấn đề trọng tâm liên quan đến sự phát triển của hệ thống điện, hệ thống năng lượng Việt Nam trong dài hạn, cung cấp một số thông tin đầu vào phục vụ cho việc xây dựng Quy hoạch Phát triển Điện VIII cũng như Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam.

Có 5 thách thức trong phát triển năng lượng Việt Nam. Cụ thể, nhu cầu năng lượng tăng mạnh đặt ra yêu cầu phải thực hiện tiết kiệm năng lượng theo hướng hiệu quả hơn. Các nguồn năng lượng như than, dầu đang chiếm ưu thế đã được khai thác, bị phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu, phải xây dựng cảng mới để nhập khẩu than và khí. Nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, nhưng đặt ra thách thức trong việc tích hợp điện gió và điện mặt trời trong hệ thống điện, các công cụ chính sách. Thách thức trong cân bằng điện khi năng lượng tái tạo phát triển. Cuối cùng là thách thức trong giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu.

Ông Jakob Stenby Lundsager, cố vấn dài hạn Chương trình hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch cho rằng, tiêu thụ điện than đang tăng nhanh chóng ở Việt Nam và sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2020 - 2030. Do đó, việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, phát triển nhiệt điện khí có thể góp phần đảo ngược xu hướng tiêu thụ than hiện nay.

Việt Nam cần sớm dừng đầu tư nhà máy nhiệt điện than mới, tiết kiệm năng lượng là cần ưu tiên để góp phần giảm phát thải CO2, giảm nhập khẩu nguyên liệu.

Đối với năng lượng tái tạo cần tạo khung pháp lý minh bạch và ổn định, đảm bảo có tỉ trọng đến 2030 với 40% năng lượng tái tạo, tích hợp tối đa nguồn điện. Đầu tư vào hệ thống lưới điện truyền tải và hệ thống lưu trữ điện năng có thể tích hợp tối đa nguồn năng lượng tái tạo...

Tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đánh giá Báo cáo được xây dựng với nguồn số liệu chất lượng tốt, sử dụng các mô hình cấp cao để tính toán các kịch bản phát triển điện nói riêng và năng lượng nói chung, cung cấp các thông tin hữu ích về phát triển hệ thống điện và năng lượng trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam về phát triển năng lượng bền vững gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng.

Phan Trang