• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người giữ hồn cồng chiêng Xê Đăng

(Chinhphu.vn) – Để bảo tồn tiếng cồng chiêng, bản sắc văn hóa truyền thống của người dân tộc Xê Đăng, đã 10 năm nay già làng A Nea vẫn đều đặn dạy thanh niên trong làng đánh cồng chiêng.

07/02/2016 18:40


Già A Nea dạy cho lớp thanh niên Xê Đăng trong làng những điệu cồng chiêng của cha ông mình.

Già A Nea (87 tuổi, xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) là một trong ba nghệ nhân ở huyện Tu Mơ Rông được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú.

Là người duy nhất trong xã hiểu và nắm vững nhiều điệu nhạc chiêng, già A Nea sợ rằng một mai mình mất đi sẽ không còn người có thể hiểu và chơi được loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc nên hằng đêm ông trăn trở tìm cách truyền dạy cho những thanh niên trong làng.

Nghĩ là làm, cách đây mười năm, già A Nea đã tìm cách truyền dạy lại cách đánh và những điệu cồng chiêng cho thanh niên trong làng.

Biết thanh niên trong làng thường tập trung tại nhà Rông chơi mỗi tối, già A Nea tìm tới kêu gọi đến nhà mình học đánh cồng chiêng. Tuy nhiên, thanh niên ngày nay thích nhạc trẻ, ít thiết tha với tiếng cồng chiêng nên lời của già như nước chảy mây trôi.

Không chịu đầu hàng, già A Nea đến từng nhà khuyên nhủ. Nể già, đám thanh niên đồng ý, nhưng hôm sau chẳng thấy bóng dáng người nào tới học.

Về sau, già A Nea nghĩ cách “mua chuộc” thanh niên. Già bỏ tiền mua rượu, mang theo cồng chiêng tới nhà Rông rồi gọi thanh niên tới. Trong cuộc rượu, già A Nea nói những lời gan ruột cho thanh niên trong làng hiểu rằng nếu không học nhạc cụ của dân tộc mình, thì con cháu đời sau còn ai sẽ dạy cho đánh cồng chiêng.

Liên tục như thế, mưa dầm thấm lâu, những thanh niên trong làng dần hiểu ra. Ban đầu, một số ít thanh niên tới rồi kéo thêm bạn bè. Cứ vậy, mỗi tuần 3 buổi tối, thanh niên lại tới nhà Rông để được già A Nea dạy đánh đồng chiêng.


Già A Nea và  2 bộ cồng chiêng quý giá từ năm 1954 của mình.

Bà Y Nía (vợ già A Nea) cho biết, thời gian đầu, nhiều tối thấy chồng về buồn rầu nên đã khuyên chồng thôi đừng cố gắng tìm người học, nhưng già A Nea không nghe. Chẳng còn cách nào, chính bà Y Nía cũng theo chồng đến từng nhà để gọi thanh niên theo học.

“Trong làng số người biết đánh cồng chiêng không nhiều, nếu không truyền dạy lại thì nét văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình sẽ ngày càng mai một nên già tìm mọi cách để truyền dạy cho lớp thế hệ con cháu”, già A Nea tâm sự.

Đến nay, già A Nea đã đào tạo được hàng loạt lớp thanh niên làng biết sử dụng thành thạo nhiều bài, nhiều điệu cồng chiêng. Trong số này có A Phương – một trong những thanh niên thuộc thế hệ đầu tiên theo học đánh cồng chiêng.

“Mới đầu mình cũng không muốn học đánh cồng chiêng mà chỉ muốn cùng bạn bè uống rượu, đi chơi. Nhưng qua lời già A Nea nói về việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc Xê Đăng nên đã tích cực và kiên trì học. Nhờ sự truyền dạy của già, đến nay mình đã biết sử dụng thành thạo nhiều điệu cồng chiêng và thường được già chọn vào đội đánh những ngày lễ hội của làng”, A Phương nói và cho biết thêm anh cũng đã dạy đánh cồng chiêng cho con trai của mình.

Ông Nguyễn Thanh Quang, Bí thư xã Tu Mơ Rông cho biết, già A Nea rất tận tâm, tận tình và trách nhiệm trong việc truyền dạy cũng như lưu giữ truyền thống của đồng bào dân tộc. Hiện tại xã có chủ trương xây dựng một đội cồng chiêng trong học sinh cấp 2 của xã nên chính quyền xã cũng đang nhờ già truyền dạy.

Ông Quang hy vọng, già A Nea luôn khỏe mạnh để còn truyền dạy cho thêm nhiều lớp thanh niên, bởi già chính là “linh hồn” của tiếng cồng chiêng Xê Đăng.

Mai Vy