Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Các cán bộ xã, thôn, xóm được khen thưởng phải là những người trong thời kỳ kháng chiến đã hoạt động thường xuyên, tích cực và liên tục đến ngày 20/7/1954, không phạm sai lầm lớn kể từ khi tham gia kháng chiến cho đến nay.
(Chinhphu.vn) – Theo Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học hiện hành có liệt kê bệnh đái tháo đường type 2, không có bệnh ung thư vòm hầu.
(Chinhphu.vn) – Bác của bà Dương Thị Dung (Thái Nguyên) là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Bác của bà có 4 người con, trong đó người con út bị dị tật bẩm sinh hệ sinh sản (không có tử cung).
(Chinhphu.vn) - Bố của ông Nguyễn Tuấn (Hải Dương) tham gia chiến đấu từ năm 1968-4/1975, tại vùng bị nhiễm chất độc hóa học. Đầu năm 2018, bố ông làm hồ sơ giám định bị bệnh tiểu đường tuýp 2, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 35%. Hiện bố ông bị ung thư phổi, ung thư gan nguyên phát. Vậy, bố ông Tuấn có được giám định bổ sung để nâng mức hưởng trợ cấp không?
(Chinhphu.vn) – Tháng 9/2015, gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (Quảng Trị) làm hồ sơ xin xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học cho ông của bà. Tháng 7/2017, cán bộ xã trả lại hồ sơ và yêu cầu phải có bệnh án của bệnh viện trước tháng 4/1975, nhưng các giấy tờ này đều đã thất lạc.
(Chinhphu.vn) – Những trường hợp được công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học sau thời điểm 1/9/2012 thì không thuộc đối tượng điều chỉnh theo Thông tư 22/2016/TT-BLĐTBXH. Việc điều chỉnh này nhằm đảm bảo tinh thần của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Phạm Thị Tuyến (Thái Nguyên) nhập ngũ tháng 6/1974, xuất ngũ tháng 8/1984, tham gia chiến đấu tại chiến trường B là khu vực quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học (CĐHH) và đã được hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Xuân Mỹ (Thái Nguyên) nhập ngũ tháng 8/1970 tại Đội 2, Tiểu đoàn 6, Sư đoàn 304.3, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại khu vực quân đội Mỹ rải chất độc hóa học, phục viên năm 1974. Năm 2004, ông được hưởng chế độ đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của bà Vi Thị Chung (Bắc Giang), bố của bà có thời gian tham gia quân ngũ tại khu vực bị rải chất độc hóa học, phục viên năm 1970, chết năm 1997. Em ruột của bà tên là Vi Văn Út, sinh năm 1976, bị dị tật, dị dạng bẩm sinh, không có khả năng tự lực trong sinh hoạt.
(Chinhphu.vn) – Bố và mẹ của ông Nguyễn Cao Cường (Hà Nội) đều tham gia kháng chiến chống Mỹ tại các khu vực bị rải chất độc hóa học. Hai người con của anh ruột ông đều bị dị tật bẩm sinh. Ông Cường hỏi, 2 con của anh ông có được hưởng trợ cấp do ảnh hưởng của chất độc hóa học không?
(Chinhphu.vn) – Mẹ của ông Đào Xuân Sỹ (Quảng Trị) được tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba, hưởng chính sách như thương binh và được tặng Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị bắt tù, đày. Ông Sỹ hỏi, mẹ ông có được hưởng chế độ đối với người hoạt động cách mạng bị bắt tù, đày không?
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Nguyễn Thị Xuyên (Hà Nội) là thương binh nặng, bị bệnh ung thư, từng tham gia chiến đấu tại chiến trường K. Vậy, bố của bà có được hưởng chế độ với người bị nhiễm chất độc hóa học không? Anh ruột của bà Xuyên bị dị dạng thì có được hưởng chế độ con của người nhiễm chất độc hóa học không?
(Chinhphu.vn) – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có công văn hướng dẫn việc giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trong thời gian chờ Quy trình xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ban hành.