• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ xác định bệnh do phơi nhiễm chất độc hóa học

(Chinhphu.vn) – Bác của bà Dương Thị Dung (Thái Nguyên) là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Bác của bà có 4 người con, trong đó người con út bị dị tật bẩm sinh hệ sinh sản (không có tử cung).

13/07/2021 10:02

Bà Dung hỏi, người con út của bác bà có được hưởng chế độ đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc hóa học hay không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn khám, giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, thì trường hợp dị tật bẩm sinh hệ sinh sản (vô sinh) do không có tử cung như bà hỏi chưa thuộc Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH nêu trên.

Chinhphu.vn