• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người làm công tác bảo trợ xã hội ở cấp nào được thù lao?

(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Thanh (tỉnh Bình Phước) hỏi: Mức thù lao 500.000 đồng cho một người trực tiếp thực hiện việc chi trả chế độ, chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội là trả cho người làm công tác này ở cấp xã hay cấp huyện?

10/12/2015 09:00

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bà Nguyễn Thị Thanh  như sau:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì Chủ tịch UBND huyện căn cứ vào số lượng đối tượng thụ hưởng, điều kiện địa lý của từng xã quy định đơn vị đảm nhiệm chi trả, số lượng người làm công tác chi trả.

Thù lao cho cá nhân trực tiếp chi trả chế độ, chính sách trợ giúp xã hội là 500.000 đồng/người/tháng và tối đa 2 người/xã, phường, thị trấn. Mức chi này chi trực tiếp cho cán bộ thực hiện chi trả và cán bộ cấp nào thực hiện thì chi cho cấp đó.

Chinhphu.vn