• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người lao động bị COVID-19 được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

(Chinhphu.vn) – Bà Hà Thị Mỹ Loan (Bình Định) hỏi, theo quy định người lao động đóng BHXH dưới 15 năm thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 30 ngày. Vậy, bà nghỉ hưởng chế độ ốm đau do bị nhiễm COVID-19 (F0) trong năm 2022 thì có tính cộng dồn vào ngày nghỉ ốm của năm 2022 không hay tính riêng?

07/12/2022 14:02

Về vấn đề này, BHXH tỉnh Bình Định trả lời như sau:

Đối với trường hợp người lao động bị F0: Căn cứ khoản 1, Điều 26 của Luật BHXH thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau như sau:

- Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng: Nghỉ tối đa 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; Nghỉ tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; Nghỉ tối đa 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

Người lao động làm ngành nghề nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 khi bị F0 được nghỉ thêm 10 ngày/năm so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

Ngoài ra, căn cứ Khoản 2, Điều 26 của Luật BHXH thì trường hợp người lao động F0 chuyển biến nặng có biến chứng được tính vào do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hướng dẫn cụ thể như sau: Nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.

BT