• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người tiêu dùng hàng Việt thời kinh tế khó khăn

(Chinhphu.vn) – Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, người tiêu dùng cũng đắn đo khi lựa chọn các sản phẩm với tiêu chí mua hàng tốt nhưng giá cả phải chăng. Nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng chính là thời điểm để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng và có thể khiến hàng Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

19/07/2012 17:52

Dạo một vòng quanh một số siêu thị lớn ở Hà Nội như: Fivimart, BigC, Intimex, Unimart, Citimart,... hay một số các cửa hàng trên các tuyến phố lớn, điều dễ nhận thấy là phần lớn các mặt hàng bày bán được sản xuất trong nước. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với hàng Việt vẫn rất lớn.

Chọn hàng Việt vì xuất xứ, chất lượng, giá cả

Chị Lã Phương Nhi, giáo viên - Ảnh: Chinhphu.vn

Chị Lã Phương Nhi, giáo viên ngoại ngữ thường dành một buổi ngày cuối tuần đi mua sắm hàng thiết yếu cho cả gia đình. Những đồ dùng này chị có thể mua tại cửa hàng tạp hóa gần nhà nhưng chị vẫn đến siêu thị Fivimart để mua bởi tại đây chị có thể có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã cũng như so sánh được giá cả của các mặt hàng. Có tới vài chục mặt hàng được chị chọn lựa phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nhưng tất cả đều là hàng sản xuất tại Việt Nam.

Chị Nhi cho hay: “Tôi chủ yếu mua hàng sản xuất của Việt Nam, bởi tôi nghĩ không ai hiểu được mình bằng chính người Việt mình về mẫu mã, màu sắc, khẩu vị… Hơn nữa vì nhiều mặt hàng Việt giờ chất lượng tương đương hàng nhập ngoại. Trong khi đó, giá thành lại rẻ hơn hàng ngoại nhập”.

Hơn nữa, theo chị Nhi, việc người Việt Nam dùng hàng Việt Nam sẽ giúp hàng hóa trong nước lưu thông tốt hơn, sản xuất phát triển, Nhà nước thu thêm được thuế và như thế người dân có cơ hội hưởng thêm các quyền lợi về an sinh xã hội.

Bà Phạm Ngọc Quyên, cán bộ về hưu quận Hoàn Kiếm, chia sẻ: “Tôi chủ yếu sử dụng các sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam như sữa, nước mắm, nước rửa bát, xà phòng giặt, quần áo…. Tôi chuộng các sản phẩm của Việt Nam không chỉ vì giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm ngoại nhập, mà còn bởi các sản phẩm này được ghi rõ nơi sản xuất, hạn sử dụng”.

Theo suy nghĩ của bà Quyên, dù người bán hàng quảng cáo là của hãng này, hãng kia, sản xuất tại các nước uy tín, nhưng cũng không có cơ sở nào đảm bảo được điều này. Trong khi đó, các mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là hàng may mặc gần đây đã có những bước tiến lớn về chất lượng, mẫu mã. Nhiều thương hiệu may mặc của Việt Nam đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, cũng như được biết đến ở nhiều nước như Hanosimex, May 10, Việt Tiến…

Đứng bên cạnh xe đầy ắp hàng ở trong siêu thị Fivimart, bà Đỗ Kim Thành, giáo viên về hưu ở quận Tây Hồ nói: “Trước kia, khi đi mua sắm, tôi chỉ chọn những sản phẩm giá rẻ mà không cần biết xuất xứ, thì nay từ quần áo, giày dép, túi xách đến các đồ gia dụng như xoong chảo, nồi niêu, thậm chí cả những cái bút chì, sáp màu cho các cháu… tôi đều xem có phải nhãn hiệu "made in Vietnam” không thì mới mua”.

Anh Nguyễn Hùng Thuyết, nhân viên bán hàng - Ảnh: Chinhphu.vn

Còn anh Nguyễn Hùng Thuyết, nhân viên bán hàng Cửa hàng xe máy Piaggio tại phố Bà Triệu cho biết: “Chén bát, cốc tách đồ sứ tôi luôn dùng hàng của Minh Long. Vừa đẹp vừa ít sử dụng chì trong sản xuất, đã nhiều năm nay rồi. Quần áo cho các con tôi cũng thường dùng hàng nội. Còn nếu như những hàng hóa cao cấp mang thương hiệu ngoại tôi cũng thích “Made in Vietnam”. Tóm lại nếu sản phẩm Việt tốt như sản phẩm ngoại nhập tôi vẫn dùng hàng Việt”.

Trao đổi với chị Trần Thu Hương, nhân viên phụ trách quầy nhựa siêu thị Fivimart, chị Hương thừa nhận, thời gian gần đây hàng hóa Việt Nam đã có sự cải thiện về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt các mặt hàng gia dụng như đồ điện, đồ nhựa, nhôm, quần áo, thực phẩm… “Qua thực trạng mua hàng của khách, tôi nhận thấy người Việt mình gần đây đã để ý hơn xuất xứ của mặt hàng định sắm, đồng thời tâm lý "sính ngoại” cũng được đẩy lùi”, chị Hương nói.

“Made in Vietnam” cần làm mới chính mình

Không phủ nhận việc vẫn dùng đan xen cả hàng nội và hàng ngoại, chị Phạm Thị Minh nhân viên công sở nói: Thời gian gần đây nhiều mặt hàng của Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, song không phải tất cả người tiêu dùng mê. Bởi đơn cử trường hợp hàng may mặc, mang nhãn mác của một Công ty lớn (không tiện nêu tên-PV), thì khoá dây chóng hỏng, hoặc túi chóng rách, cổ áo chóng sờn, long khuy… Thậm chí “chi tiết cực nhỏ” nhưng liên quan đến quyết định của người mua là: Cái túi rộng hay hẹp, có phù hợp với lứa tuổi hay công việc của người tiêu dùng hay không?...

Do đó, chị Minh cho rằng, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bắt mắt, các nhà sản xuất cần phải quan tâm đầy đủ hơn nữa đến tính năng sử dụng, phải để người tiêu dùng cảm thấy mình được tôn trọng, có như vậy hàng Việt Nam mới được ưu tiên trước hết trong sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Cũng chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Kim Quý, cán bộ về hưu Tổng công ty Nhựa Việt Nam nói: “Bản thân tôi trước đây cũng có tâm lý thích dùng hàng ngoại nhập, đặc biệt là hàng điện tử, chẳng hạn tủ lạnh thì nhất định phải dùng hàng Nhật nhưng bây giờ, hầu hết các hàng điện lạnh tôi đều sử dụng hàng Việt Nam”.

Ông Nguyễn Kim Quý, cán bộ hưu - Ảnh: Chinhphu.vn

Khi hỏi về lý do chuyển sang dùng hàng Việt Nam, ông Quý cho hay: “Dùng hàng Việt Nam tôi có thể yên tâm vì biết rõ nguồn gốc, xuất xứ và ít nhất nếu sản phẩm có lỗi hoặc hỏng hóc, tôi biết có thể đem sản phẩm đến nơi nào để được sửa chữa, bảo hành. Trong khi đó, lựa chọn các sản phẩm nhập ngoại, chất lượng cũng không chắc đã hơn vì hiện nay, có quá nhiều hàng nhái, hàng giả. Bản thân người tiêu dùng dù có thông thái cũng khó phân biệt và chủ yếu chỉ thông qua việc tin tưởng người bán hàng”.

Hơn nữa, theo ông Quý, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, người tiêu dùng cũng đắn đo khi lựa chọn các sản phẩm với tiêu chí mua hàng tốt nhưng giá cả phải chăng. Do đó, đây cũng chính là thời điểm để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng và có thể khiến hàng Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần có thêm các biện pháp kích thích người tiêu dùng, có thể thông qua các chiến dịch quảng bá sản phẩm hoặc giảm giá tại các đại lý, siêu thị. Nhà nước cũng cần có các chiến dịch mạnh mẽ hơn nữa khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Một điều nữa ông Quý cũng băn khoăn là các doanh nghiệp Việt Nam thường mới chỉ quan tâm đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà ít quan tâm đến hậu mãi. Có một thực tế là, rất nhiều sản phẩm của Việt Nam ban đầu được sản xuất với chất lượng rất tốt, được nhiều người ưa chuộng nhưng sau đó theo thời gian, chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ giảm sút dần. Chính điều này đã làm mất niềm tin của người tiêu dùng với mặt hàng Việt Nam.

Chị Nguyễn Thị Lan Hương, cán bộ Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - Ảnh: Chinhphu.vn

Còn theo chị Nguyễn Thị Lan Hương, cán bộ Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, tâm lý sính hàng ngoại đôi khi đã trở thành thói quen xấu của người tiêu dùng Việt. Dùng hàng ngoại, đồ hiệu là "sành điệu" và "khẳng định đẳng cấp" của mình giữa đám đông. Cứ thấy hàng ngoại, đồ hiệu là mua, mà không cần suy xét, cân nhắc xem cùng một mặt hàng đó, hàng nội tốt hơn hay hàng ngoại tốt hơn, trong khi có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm dệt may, giày dép, nông sản... vẫn được thị trường nước ngoài ưa chuộng nhưng người tiêu dùng trong nước lại chưa mặn mà. Do đó, bản thân các doanh nghiệp, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, hình thức sản phẩm đẹp mắt, thì yếu tố quan trọng nữa là phải chú trọng khâu quảng bá, tiếp thị hình ảnh đến người dân.

Theo mong mỏi của chị Hương: “Để hàng Việt thực sự có chỗ đứng vững chắc ở thị trường Việt thì cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người Việt, cần có sự quyết liệt trong chống buôn lậu và gian lận thương mại của các cơ quan chức năng góp phần bảo vệ hàng Việt”.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân