• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nguy cơ và giải pháp ngăn chặn suy thoái tài nguyên đất ở Tây Nguyên

01/12/2010 08:56

Xói lở đất ở Tu Mơ Rông - ảnh V.Phương
Là một trong 9 vùng sinh thái trên đất liền của nước ta, Tây Nguyên có quỹ đất trồng trọt màu mỡ, rộng lớn. Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên với nhiều kinh nghiệm phong phú lâu đời trong sản xuất đã sử dụng đất tương đối hợp lý. Bên cạnh đó việc tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp khai thác tài nguyên đất hiệu quả phục vụ cho việc phát triển được nhiều loại cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao. Song cũng như ở nhiều vùng núi khác của nước ta, việc khai thác sử dụng đất trong những năm gần đây đang còn bộc lộ nhiều điểm thiếu hợp lý và có một thực tế là đất Tây Nguyên đang bị suy thoái nghiêm trọng. Rừng bị chặt phá, đất bị thoái hóa, bạc màu, bị xói mòn mạnh mẽ, diện tích đất trống đồi núi trọc, nương dãy bỏ hoang gia tăng.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, lượng mưa phong phú, tập trung nên độ phì nhiêu của đất ở Tây Nguyên phụ thuộc lớn vào thảm phủ thực vật đặc biệt là rừng tự nhiên. Rừng bị chặt phá làm cho đất không còn lớp phủ thực vật bảo vệ hoặc có thì độ che phủ kém nên đất nhanh chóng bị mất đi độ màu mỡ, các chất hữu cơ bị phân hủy, đất bị xói mòn, bạc màu dần. Tốc độ thoái hóa của đất tỷ lệ với mức độ che phủ, lượng mưa và độ dốc của đất. Hàng năm Tây Nguyên bị mất đi một lượng đất vào khoảng 167 triệu tấn, tức mỗi ha đất tự nhiên mất gần 29,7 tấn một năm. Các vùng có nguy cơ xói mòn cao bao gồm: Vùng Ngọc Linh Kon Tum; ChưYangSin Đắk Lắk; các dải núi nằm ở rìa phía Đông của Tây Nguyên, các cao nguyên dốc, chia cắt và có lượng mưa lớn như: Đắk Nông - Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông), MĐ'Rắk (tỉnh Đắk Lắk); Cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng); KonPlông (Tỉnh Kon Tum); Kon Hà Nừng, Cao nguyên PleiKu (tỉnh Gia Lai). Ở những khu vực này, nếu canh tác các cây trồng nương dãy thì có thể mất trên 300 tấn/ha/năm, nhưng nếu có cây rừng che phủ tốt thì chỉ mất 5 tấn/ha/năm. Theo tính toán nếu lượng đất mất đi khoảng 12 tấn/ha/năm thì tương đương với lượng đất hình thành nên không làm giảm độ dày tầng đất, nhưng nếu đất mất 200 tấn/ha /năm thì tương đương độ dày của đất giảm 1cm/năm. Đất nương dãy, canh tác các loại cây trồng ngắn ngày thì chỉ canh tác được vài ba năm là tầng đất mặt chứa nhiều mùn bị mất khiến năng xuất giảm mạnh - Đó cũng là lý do hiện có trên 400 ngàn ha đất nương dãy bỏ hoang hóa.
Nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái đất đai là do lãnh thổ có độ dốc cao, lượng dòng chảy phong phú và có tốc độ khá lớn dễ làm xói mòn đất, rửa trôi và suy thoái chất hữu cơ, trong khi canh tác nương dãy, cây trồng cạn hàng năm theo kiểu quảng canh đã không có tác động bảo vệ đất. Đất đai bị suy thoái không những làm giảm năng suất cây trồng , mất khả năng sản xuất nông nghiệp mà còn mang lại hậu quả môi trường nặng nề như ô nhiễm nguồn nước, bồi lắng sông suối và các công trình thủy lợi, thủy điện. Do đó phải có kế hoạch sử dụng đất đai một các hợp lý, bắt nguồn từ việc quy hoạch sử dụng đất, tiếp đến là thực hiện các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn, thâm canh cây trồng sử dụng các hệ thống cây trồng và hệ thống bảo vệ tổng hợp. Để sử dụng hợp lý đất đai và bảo vệ đất một cách có hiệu quả cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp trên trong một quy trình thống nhất. Trước hết phải có quy hoạch sử dụng đất một cách khoa học và kỹ lưỡng. Mỗi một vùng nhất định cần được đánh giá toàn diện về độ phì nhiêu, các điều kiện sinh thái, tính ổn định về mặt môi trường để chọn loại cây trồng và biện pháp canh tác hợp lý. Xác định được tiềm năng đất đai, khả năng sản xuất của đất,… Bảo vệ đất, chống xói mòn là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng bao gồm việc sử dụng các công trình chống xói mòn trên đất dốc như: Mương bờ, mương cắt xói, băng cây phân xanh, bậc thang, hệ thống cây trồng và luân canh cây trồng phù hợp (trồng cây lâu năm, cây họ đậu làm thức ăn gia súc, nông lâm kết hợp, cây thảm phủ…) Bảo vệ và tái sinh rừng, trồng rừng và hạn chế tối đa việc canh tác cây hàng năm ở các khu vực nguy hiểm về xói mòn. Tỷ lệ che phủ của rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, rửa trôi nên cần đạt từ 60 -70% trở lên. Các cây hàng năm chỉ nên trồng ở các khu vực đất bằng và đất thấp, khuyến khích mở rộng diện tích lúa nước ở đồng bằng và thung lũng để hạn chế nương dãy và cây trồng cạn hàng năm. Thâm canh là một yêu cầu bắt buộc trong sử dụng đất ở Tây Nguyên. Mặc dù đất đai màu mỡ, nhất là loại đất BaZan có hàm lượng mùn và đạm khá nhưng thâm canh trong đó có bón phân đầy đủ mới cho phép giữ vững năng suất cây trồng và bảo đảm bền vững cho sản xuất. Các biện pháp canh tác tổng hợp phối hợp nhiều loại cây trồng trong các mô hình nông lâm kết hợp, có thâm canh hợp lý, có kết hợp giữa các biện pháp công trình và biện pháp sinh học chống xói mòn là hướng đi thích hợp để sử dụng và bảo vệ đất ở Tây Nguyên.
Tuy Tây Nguyên có một tài nguyên đất rộng lớn và có nhiều khả năng cho sản xuất nông nghiệp nhưng việc sử dụng đất phải rất thận trọng. Sử dụng đất thiếu hợp lý sẽ làm cho đất đai suy thoái nghiêm trọng và sản sinh ra một diện tích lớn đất đai kém phì nhiêu, để hoang hóa ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững lâu dài. Vậy nên, cần tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo nghiên cứu quy hoạch phân phối nguồn đất hợp lý; đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học vào việc sử dụng đất hợp lý hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên đất.
KS. Nguyễn Văn Huy
Trung tâm KTTV tỉnh Kon Tum