• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhà thuốc sẽ phải đóng cửa nếu không kết nối mạng để cung ứng thuốc

(Chinhphu.vn) – Từ 1/1/2019, trên địa bàn TP Hà Nội phải hoàn thành việc cài đặt phần mềm kết nối internet tại các nhà thuốc để quản lý việc bán lẻ thuốc, nhất là kiểm soát bán thuốc theo kê đơn…

05/10/2018 11:13
Tình trạng bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc đang diễn ra phổ biến.
Ảnh: VGP/Hiền Minh

Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý tại Hội nghị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn thành phố và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh 3 tháng cuối, tổ chức ngày 4/10.

Theo ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có 7.800 cơ sở cung ứng thuốc (chiếm 12% so với cả nước), trong đó có 1.470 cơ sở bán buôn, 3.770 nhà thuốc và 2.560 quầy thuốc.

“Thời gian qua, tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng và bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh vẫn diễn ra trên địa bàn, dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh ngày càng hiện hữu”, ông Trần Văn Chung cho biết.

Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý việc cung cấp, phân phối thuốc vì lợi ích của người dân, UBND TP Hà Nội đã giao cho Sở Y tế Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Viettel Hà Nội triển khai thực hiện tăng cường quản lý, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.

Cụ thể, đến nay, Sở đã tổ chức kết nối các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đối với nhà thuốc, quầy thuốc/tủ thuốc trạm y tế xã trên địa bàn Hà Nội, sẽ hoàn thành trong năm 2018; các quầy thuốc sẽ hoàn thành trong năm 2019. Đây là quy định bắt buộc để cơ quan quản lý kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra và chấn chỉnh tình trạng bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu Sở Y tế Hà Nội hoàn thiện kế hoạch, lộ trình thực hiện việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn Thành phố một cách chi tiết, cụ thể. Mục tiêu là phải phấn đấu đến 31/12/2018, phải hoàn thành việc cài đặt phần mềm, kết nối toàn bộ nhà thuốc. Hết quý 1/2019, phải kết nối xong toàn bộ các quầy thuốc còn lại.

“Phải coi đây như một trong những điều kiện kinh doanh bắt buộc với các nhà thuốc. Từ 1/1/2019, nếu các nhà thuốc vẫn chưa triển khai kết nối phần mềm sẽ phải yêu cầu đóng cửa, không cho hoạt động”, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý chỉ đạo.

Lãnh đạo TP cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội tổng hợp, báo cáo khó khăn, vướng mắc để Thành phố có kế hoạch giải quyết. Trong quá trình triển khai, cần tập huấn cho các nhà thuốc với phương châm là “cầm tay chỉ việc”, tập huấn tận nơi, kết hợp tuyên truyền để các nhà thuốc đồng tình triển khai thực hiện cùng toàn Thành phố.

Hiền Minh