• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiệm vụ đối ngoại của chính quyền địa phương 2 cấp

(Chinhphu.vn) - Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư số 09/2025/TT-BNG hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác đối ngoại của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

11/07/2025 20:44
Nhiệm vụ đối ngoại của chính quyền địa phương 2 cấp- Ảnh 1.

Sở Ngoại vụ thực hiện 24 nhiệm vụ và quyền hạn về công tác đối ngoại.

Thông tư này hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác đối ngoại của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp xã), bao gồm:

a) Sở Ngoại vụ;

b) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không thành lập Sở Ngoại vụ;

c) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thông tư nêu rõ: Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị sự nghiệp công lập và chi cục (nếu có) thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này.

Vị trí và chức năng, nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ

Theo Thông tư, Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đối ngoại địa phương, trong đó bao gồm công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia (đối với những tỉnh có đường biên giới); thực hiện các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật (nếu có).

Sở Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao.

Sở Ngoại vụ có 24 nhiệm vụ và quyền hạn, bao gồm: tham mưu và trình UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh các văn bản về đối ngoại (nghị quyết, kế hoạch, phân cấp, tổ chức bộ máy, xã hội hóa...), tổ chức thực hiện và phổ biến các quy định, kế hoạch, đề án đối ngoại sau khi được phê duyệt; thực hiện công tác hợp tác và hội nhập quốc tế; công tác đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân; công tác ngoại giao kinh tế, văn hóa; công tác người Việt Nam ở nước ngoài: công tác lãnh sự và hoạt động di cư quốc tế; công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia; công tác lễ tân nhà nước tại địa phương; công tác thông tin đối ngoại; công tác tổ chức và quản lý đoàn ra, đoàn vào; công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế; công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; công tác phi chính phủ nước ngoài; công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ đối ngoại; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác đối ngoại;…

Đầu mối xúc tiến ngoại giao kinh tế và quảng bá tiềm năng địa phương

Về công tác ngoại giao kinh tế, Sở Ngoại vụ có nhiệm vụ:

Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai các chiến lược, đề án, kế hoạch, chương trình hành động triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Là đầu mối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; phối hợp triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của các tổ chức kinh tế của địa phương ở nước ngoài.

Xử lý bảo hộ công dân địa phương ở nước ngoài

Về công tác lãnh sự và hoạt động di cư quốc tế, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:

Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của người thuộc diện được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật.

Là đầu mối phối hợp với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân địa phương ở nước ngoài và trong công tác lãnh sự đối với người nước ngoài tại địa phương.

Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Là đầu mối trao đổi với cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để giải quyết các vụ việc lãnh sự thông thường, ít phức tạp tại địa bàn theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

Phối hợp với các cơ quan liên quan và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương, chính sách về hoạt động di cư ra nước ngoài của công dân tại địa phương; thu thập thông tin, số liệu về di cư quốc tế tại địa phương và định kỳ 6 tháng tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo di cư gửi Bộ Ngoại giao.

Hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài

Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:

Là đầu mối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện công tác nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tham mưu chủ trương, chính sách và pháp luật về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài; chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch và chương trình của tỉnh đối với người Việt Nam ở nước ngoài thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ trong làm việc, đầu tư kinh doanh, sinh sống và học tập tại địa phương.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thống kê số liệu về người Việt Nam ở nước ngoài gốc địa phương; quản lý, cung cấp và cập nhật số liệu về người Việt Nam ở nước ngoài gốc địa phương cho Cơ sở dữ liệu về Người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao quản lý.

Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định về kết quả triển khai công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về đối ngoại của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp không thành lập Sở Ngoại vụ

Thông tư nêu rõ, trường hợp không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác đối ngoại.

Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về đối ngoại như quy định đối với Sở Nội vụ nêu trên.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về đối ngoại của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã

Đối với cấp xã, Thông tư quy định, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước về công tác đối ngoại địa phương, trong đó bao gồm công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia (đối với đơn vị hành chính cấp xã có đường biên giới trên đất liền, trên biển và hải đảo).

Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể gồm:

a) Tham mưu việc phối hợp thực hiện các chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế; triển khai thực hiện các hoạt động đối ngoại theo phân cấp, ủy quyền, phân định thẩm quyền (nếu có), theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn về chuyên môn của Sở Ngoại vụ hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Tham mưu việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại theo quy định pháp luật.

c) Đối với các đơn vị hành chính cấp xã có đường biên giới trên đất liền, trên biển và hải đảo: tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đề xuất ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới và thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác biên giới, lãnh thổ.

d) Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác về đối ngoại do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025; thay thế Thông tư số 03/2021/TT-BNG ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác đối ngoại của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tuyết Thư