• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiệm vụ, giải pháp bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia giai đoạn II

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 phê duyệt các nhiệm vụ, giải pháp “Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn II”.

10/02/2023 15:28
Nhiệm vụ, giải pháp bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia giai đoạn II - Ảnh 1.

Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia.

Mục tiêu của Quyết định nhằm tiếp tục việc lập bản sao bảo hiểm bảo quản dự phòng đối với tài liệu lưu trữ quý, hiếm và tài liệu lưu trữ quốc gia có giá trị cao bị hư hỏng nặng trên các vật mang tin: giấy, băng đĩa, phim nhựa và mộc bản thuộc phông Lưu trữ Nhà nước Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Đồng thời, bảo đảm sự toàn vẹn, ổn định, lâu dài; khai thác thuận lợi tài liệu lưu trữ dự phòng trong trường hợp xảy ra rủi ro, thảm họa bị mất bản gốc, bản chính.

Theo quy định, nhiệm vụ Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia giai đoạn II gồm:

1- Lựa chọn, lập danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm và tài liệu có giá trị cao bị hư hỏng nặng thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam; thực hiện số hóa và lập bản sao bảo hiểm tài liệu.

2- Đầu tư, nâng cấp hệ thống thiết bị phục vụ công tác lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

3- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật số hóa các loại hình tài liệu, lập bản sao bảo hiểm; xây dựng quy chế quản lý, bảo quản bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

4- Nâng cấp cơ sở dữ liệu quản lý bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

Giải pháp thực hiện gồm:

1- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia.

2- Lựa chọn công nghệ lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ đáp ứng các yêu cầu, mục đích của bảo hiểm tài liệu lưu trữ, đảm bảo tính kế thừa, khắc phục những hạn chế, bất cập của công nghệ lập bản sao bảo hiểm tài liệu trong giai đoạn I (2005 - 2015), phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0.

3- Phối hợp với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong hoặc ngoài nước đánh giá sự phù hợp của công nghệ lập bản sao bảo hiểm với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

4- Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

5- Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ lập bản sao bảo hiểm tài liệu.

Thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2035.

Vũ Phương Nhi