• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

17/05/2017 17:44

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án, đề án quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tham gia thẩm định trình độ công nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật các công trình trọng điểm, quan trọng của Nhà nước và của các địa phương theo sự phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực: Toán học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; điện tử, tự động hoá; công nghệ vũ trụ; khoa học vật liệu; đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất; khoa học và công nghệ biển; môi trường và năng lượng; dự báo, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

Bên cạnh đó, nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường; triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ; đề xuất và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia theo phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao; tổ chức đào tạo đại học và sau đại học về khoa học tự nhiên và công nghệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Tư vấn các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển khoa học và công nghệ quan trọng trong phạm vi chức năng được giao theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 42 đơn vị gồm:  1- Ban Tổ chức - Cán bộ; 2- Ban Kế hoạch - Tài chính; 3- Ban Hợp tác quốc tế; 4- Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ; 5- Ban Kiểm tra;  6- Văn phòng; 7- Viện Toán học; 8- Viện Vật lý; 9- Viện Hoá học; 10- Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên; 11- Viện Cơ học; 12- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; 13- Viện Địa lý; 14- Viện Địa chất; 15- Viện Vật lý địa cầu; 16- Viện Hải dương học; 17- Viện Tài nguyên và Môi trường biển; 18- Viện Địa chất và Địa vật lý biển; 19- Viện Khoa học năng lượng; 20- Viện Khoa học vật liệu; 21- Viện Công nghệ thông tin; 22- Viện Công nghệ sinh học; 23- Viện Công nghệ môi trường; 24- Viện Công nghệ hoá học; 25- Viện Công nghệ vũ trụ; 26- Viện Cơ học và Tin học ứng dụng; 27- Viện Sinh học nhiệt đới; 28- Viện Kỹ thuật nhiệt đới; 29- Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; 30- Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang; 31- Viện Hoá sinh biển; 32- Trung tâm Vũ trụ Việt Nam; 33- Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên; 34- Viện Nghiên cứu hệ Gen; 35- Trung tâm Thông tin - Tư liệu; 36- Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; 37- Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ; 38- Trung tâm Phát triển công nghệ cao; 39- Trung tâm Tin học và Tính toán; 40- Học viện Khoa học và Công nghệ; 41- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội; 42- Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ.

Các đơn vị quy định từ 1 đến  6 nêu trên là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 10 phòng. Các đơn vị quy định từ 7 đến 34 nêu trên là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Các đơn vị quy định từ 35 đến 42 nêu trên là các đơn vị sự nghiệp công lập khác. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật. Các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Hoàng Diên