• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều nước Đông Nam Á phát triển điện hạt nhân

(Chinhphu.vn)- Do nhu cầu điện ngày càng tăng mạnh, nhiều nước Đông Nam Á đã quyết định phát triển năng lượng hạt nhân.

10/06/2010 17:51

Một nhà máy điện hạt nhân. Ảnh minh họa

Đây là nhận định của Giám đốc phụ trách Năng lượng và Nước của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Anthony Jude tại một hội thảo tổ chức ở Singapore.

Theo ADB, từ nay đến năm 2030, nhu cầu năng lượng của toàn châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng 2,4%/năm, cao gấp đôi mức tăng nhu cầu ở các khu vực khác trên thế giới. Trong khi các nguồn cung năng lượng truyền thống như dầu hay than đá bị cho là gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, các quốc gia đang nổi ở Đông Nam Á cho rằng cần nhanh chóng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN).

Vấn đề ĐHN thời gian gần đây đã trở thành mối quan tâm tại các nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Philippines là quốc gia tiên phong tại Đông Nam Á trong lĩnh vực này với nhà máy đầu tiên được xây dựng ngay từ thập niên 1970 nhưng chưa vận hành do “vướng” một số vấn đề trong khâu cấp phát hợp đồng và an toàn. Nay do nhu cầu, nhà máy đầu tiên đang chuẩn bị đi vào vận hành.

Singapore cũng đang tiến hành nghiên cứu khả thi việc xây dựng các nhà máy ĐHN, trong khi đó, vào tháng 5/2010, Malaysia đã phác thảo kế hoạch xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên vào khoảng năm 2021. Thái Lan và Indonesia cũng xem xét thành lập các trung tâm ĐHN.

Tiêu chí an toàn cho các nhà máy ĐHN chính là một trong những yếu tố chủ yếu mà những người phản đối năng lượng nguyên tử đưa ra để chống lại các kế hoạch xây cất nhà máy. Tuy nhiên, đối với những người bảo vệ điện nguyên tử, các trở ngại nói trên không phải là không thể vượt qua.

Bà Martine Letts, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế Lowry ở Sydney (Australia), cho rằng không có lý do gì để khẳng định các trung tâm ĐHN ở Đông Nam Á nguy hiểm hơn những nơi khác. Theo bà, các định chế quốc tế như Hiệp hội các nhà điều hành các trung tâm hạt nhân đã nỗ lực giúp Đông Nam Á bảo đảm an toàn cho các nhà máy.

Còn về vấn đề kỹ thuật, ông Jude nhấn mạnh, các quốc gia muốn sản xuất năng lượng hạt nhân cần phải có thời gian chuẩn bị lâu dài và kỹ lưỡng, từ khâu lên kế hoạch, lập chính sách, cho đến khâu đào tạo cán bộ, kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ, an toàn hạt nhân. Theo ông Jude, Việt Nam là một điển hình tốt trong lĩnh vực này khi đã làm công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy ĐNH từ nhiều năm nay.

Nguyễn Chiến