• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nỗ lực giải quyết tồn đọng hồ sơ người có công

(Chinhphu.vn) - Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ban hành là một quy trình mang tính đột phá để giải quyết hồ sơ tồn đọng về người có công với cách mạng được cử tri và nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ. Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 cả nước đã xác nhận được 1.692 liệt sĩ.

21/09/2018 09:02

Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Hà Tĩnh  đề nghị cơ quan chức năng sửa đổi Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ và Quyết định số 408/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công.

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Việc giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công là vấn đề phức tạp, cần được tiến hành từng bước, rút kinh nghiệm để xem xét, tiếp tục mở rộng phạm vi, đối tượng. Từ những năm 1956 đã xem xét, giải quyết tồn đọng (trên cơ sở xác nhận của hai người làm chứng theo Nghị định số 899/TTg ngày 25/5/1956 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 47/TB-LS3 ngày 28/5/1956 của Bộ Thương binh). Do vậy, đến nay, cơ bản những người có công với cách mạng đã được hưởng chế độ ưu đãi.

Qua quá trình thực hiện cho thấy, lợi dụng việc đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, áp dụng cơ chế xác nhận của hai người làm chứng, đã xuất hiện trên diện rộng tình trạng rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn man khai, gian lận hồ sơ để hưởng sai chế độ, khiến những người thực sự có công bất bình và dư luận xã hội bức xúc. Do đó, xảy ra tình trạng đơn, thư kiến nghị, tố cáo ngày càng tăng, làm mất nhiều thời gian, công sức của các cơ quan chức năng để đi kiểm tra, giải quyết và xử lý. Qua kết quả giải quyết, các cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố, xử lý hình sự nhiều vụ việc vi phạm nghiệm trọng.

Việc giải quyết tồn đọng cần tiếp tục triển khai quyết liệt song đây là vấn đề khó, phức tạp cần thực hiện đúng quy định của pháp luật với quy trình chặt chẽ, công khai, minh bạch nhằm ngăn ngừa tình trạng man khai hồ sơ, xác nhận sai sự thật để hưởng chế độ trợ cấp và danh hiệu Nhà nước tôn vinh.

Ngày 22/10/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP, mở thêm một kênh để xác nhận thương binh, liệt sĩ, tạo thuận lợi cho các trường hợp không còn giấy tờ chứng minh bị thương, hy sinh. Ví dụ như người bị thương ở chiến trường B, chỉ căn cứ quyết định hưởng trợ cấp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002, Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008,… và hiện có vết thương thực thể là đủ điều kiện lập hồ sơ.

Sau gần 4 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP đã xác nhận được hơn 300 liệt sĩ, trên 500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Đối với những trường hợp đã thiết lập hồ sơ mà không đủ căn cứ để giải quyết theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP, trên cơ sở giải quyết thí điểm hồ sơ người có công tồn đọng tại một số tỉnh, thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 về quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công hiện đang lưu trữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố và Công an tỉnh, thành phố trở lên.

Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ban hành là một quy trình mang tính đột phá để giải quyết hồ sơ tồn đọng về người có công với cách mạng được cử tri và nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ. Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 cả nước đã xác nhận được 1.692 liệt sĩ. Tuy nhiên, cho đến nay tỉnh Hà Tĩnh chưa triển khai, giải quyết được trường hợp nào theo quy trình của Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH.

Vì vậy, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh tăng cường giám sát thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo quyền lợi cho người có công và thân nhân của họ.

Chinhphu.vn