• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nỗ lực thực hiện kiềm chế lạm phát năm 2012

(Chinhphu.vn) – Kinh tế nước ta đang phải nỗ lực giải “bài toán kép”: Vừa ưu tiên kiềm chế lạm phát năm 2012 xuống một con số, vừa bảo đảm an sinh xã hội; vừa từng bước thực hiện để đến hết năm 2013, bảo đảm chuyển sang giá thị trường các mặt hàng điện, xăng dầu, than và một số dịch vụ công. Vì vậy, kiềm chế lạm phát cần có sự nỗ lực phối hợp đồng bộ.

14/03/2012 09:44

Thực tế đang cho thấy khả năng hiện thực hóa mục tiêu vừa ưu tiên kiềm chế lạm phát năm 2012 xuống một con số, vừa bảo đảm an sinh xã hội.

Những nhân tố tích cực xác lập khả năng này gồm nhận thức và quyết tâm chính trị mới từ cấp cao nhất; sự nhất quán chính sách tài chính-tiền tệ linh hoạt và thận trọng, chủ động, theo hướng tiếp tục thắt chặt, giảm bớt khối lượng và nâng cao hiệu quả đầu tư công; xúc tiến đổi mới mô hình và cơ chế phát triển.

Cùng với đó là sự dồi dào của các nguồn hàng hóa và lao động; sự năng động và bản lĩnh thương trường của đội ngũ doanh nghiệp; vị thế quốc tế và lòng tin của thế giới đối với tiềm năng phát triển trung và dài hạn của Việt Nam ngày càng được củng cố.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, sức ép lạm phát đối với Việt Nam vẫn đến cả từ các nhân tố truyền thống và phi truyền thống, bên trong lẫn bên ngoài, khách quan và chủ quan. Trong đó, nổi lên những áp lực như: nước ta tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hệ quả cuộc khủng hoảng nợ công và suy giảm  kinh tế toàn cầu, trực tiếp làm giảm động lực tăng trưởng từ xuất khẩu, cũng như tô đậm hơn xu hướng bảo hộ kỹ thuật từ 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình là Mỹ, EU và Nhật Bản. Nền kinh tế Việt Nam phát triển còn thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, một số loại hàng hóa tăng giá... khiến cho mục tiêu kiềm chế CPI xuống mức một con số trong năm 2012, vì thế, cũng trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, trước mắt trong năm 2012, cần các nỗ lực và sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía và nhiều loại công cụ, giải pháp.

Cụ thể là: Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tài chính-tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường; bảo đảm tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng dư nợ tín dụng hàng năm không vượt quá mức khoảng 15%; giảm dần mặt bằng lãi suất hợp lý; tiếp tục chủ động điều hành tỷ giá linh hoạt theo thị trường, không để chênh lệch 2 giá cao, kéo dài; bảo đảm và giảm chi phí vốn cho sản xuất; kiểm soát chặt cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán; kiểm soát nợ xấu; phối hợp tốt các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm giữ vững và đảm bảo cao nhất sự ổn định các thị trường tài chính- tiền tệ và thị trường bất động sản.

Cùng với đó, giảm sâu hơn bội chi ngân sách; tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên NSNN các cấp và áp khoán, lượng hóa bắt buộc tiết kiệm chi phí quản lý, kinh doanh đối với khu vực DNNN; sắp xếp lại danh mục đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư, kinh doanh từ NSNN và của doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chí rõ ràng được luật hóa; bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn.

Đồng thời, đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư; kiên quyết tập trung vốn cho các công trình dự án cấp thiết, sớm hoàn thành, nhanh đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả; ưu tiên bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành và đã đưa vào sử dụng, các công trình cần thiết phải hoàn thành trong năm 2012 và vốn đối ứng cho các dự án ODA.

Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước về giá; thực hiện đúng quy luật và trình tự quy trình kinh tế thị trường. Chỉ cho phép doanh nghiệp thực hiện giá thị trường khi có cạnh tranh thị trường đầy đủ, lành mạnh trong lĩnh vực đó; tăng cường công tác thông tin về giá, kiểm tra, kiểm toán giá, đồng thời đề cao trách nhiệm, sự chủ động và minh bạch về giá của doanh nghiệp.

Đi liền với đó, tăng cường công tác quản lý thị trường, trừng phạt các hoạt động quảng cáo quá mức; kiểm soát hoạt động của các hệ thống đại lý phân phối, nhất là phân phối độc quyền nhằm giảm thiểu tình trạng tăng giá độc quyền, đầu cơ và nhiễu loạn giá, phi thị trường; đấu tranh phòng ngừa hiệu quả với các hiện tượng chuyển giá, làm giá, gian lận về giá và các gian lận thương mại khác; hoàn thiện các quy định pháp lý cần thiết theo hướng thiết thực, công bằng, dân chủ và có tính pháp quyền cao nhằm nâng cao hiệu quả công tác bình ổn giá và bảo đảm an sinh xã hội.

Xử lý nghiêm khắc các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các chủ trương, biện pháp điều hành giá cả của Chính phủ, không gây hoang mang, tạo tâm lý tăng giá và kỳ vọng đầu cơ.

Đặc biệt, cần thay việc đăng ký giá bằng tăng cường kiểm soát, kiểm tra giá. Thực tế cho thấy, đăng ký giá là một động thái quản lý nhà nước về giá mang tính hình thức cao, ít có giá trị quản lý thực sự, thậm chí còn tạo điều kiện “hợp pháp hóa giá cả độc quyền’. Nghĩa là, doanh nghiệp chỉ việc đăng ký giá bán (theo mức tự mình định ra) và tìm cách giải trình lý do khi muốn tăng giá sao cho hợp lý (kể cả khi việc tăng giá này không phải do tăng giá nhập, mà do cả các yếu tố khác như tăng chi phí vận chuyển, tăng mức chiết khấu và lợi nhuận) là có thể hợp pháp bán hàng theo giá đăng ký đó, mà rất ít khi bị “tuýt còi”. Hơn nữa, giá đăng ký chỉ áp dụng được tại các đại lý trực thuộc hệ thống của doanh nghiệp, còn các đại lý tư nhân thì không thể kiểm soát được (do luật cho phép được lấy hàng từ 3 doanh nghiệp khác nhau).

Thứ ba, thúc đẩy trên thực tế quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo một chương trình tổng thể, đồng thời, chủ động giảm thiểu các tác động mặt trái của quá trinh này; kiểm soát chặt chẽ hơn nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích; phát triển sản xuất thay thế có hiệu quả hàng nhập khẩu để giảm nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán; tiếp tục khuyến khích thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI trong các lĩnh vực mục tiêu (đặc biệt trong phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp); tăng cường quản lý các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII); tạo điều kiện thuận lợi để tăng khách du lịch quốc tế và nguồn kiều hối. Kiên quyết thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối và thoái vốn đã đầu tư vào các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính.

Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường; đa dạng các hình thức và các nguồn vốn đầu tư theo các cơ chế BOT, BT, BTO; đẩy mạnh hình thức hợp tác công - tư (PPP) để phát triển hạ tầng có quy mô lớn nhằm tạo bước đột phá trong lĩnh vực quan trọng này. Phát triển ổn định các vùng sản xuất, chế biến lúa gạo và các hàng nông sản, thực phẩm khác, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; tăng cường cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia và đổi mới công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng cải cách thể chế và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân; đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, công tác thông tin, dự báo và phản biện chính sách xã hội, tăng cường tham vấn nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia khi xây dựng chính sách và hoàn thiện thể chế.

TS. Nguyễn Minh Phong