• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nửa dân số trẻ em thế giới gánh chịu bạo lực

(Chinhphu.vn) – Ước tính mỗi năm có khoảng 1 tỉ trẻ em, tương đương một nửa dân số trẻ em trên thế giới gánh chịu bạo lực.

06/08/2018 09:41
Ảnh: VGP
Tại Hội nghị toàn quốc đầu tiên của Việt Nam về công tác bảo vệ trẻ em diễn ra hôm nay, 6/8, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có báo cáo về tình hình bạo lực, xâm hại trẻ em, trong đó có nêu về tình hình toàn cầu và khu vực dựa trên số liệu từ một số tổ chức quốc tế, khu vực như UNICEF.

Theo báo cáo, bạo lực và xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ở bất kỳ quốc gia và nền văn hóa nào.

Bạo lực trẻ em xảy ra từ khi trẻ em còn rất nhỏ và các hình thức kỷ luật mang tính bạo lực trong gia đình là loại bạo lực trẻ em phổ biến nhất, ước tính 3/4 trẻ em từ 2-4 tuổi trên thế giới (xấp xỉ 300 triệu em) bị cha mẹ, người chăm sóc áp dụng các hình thức kỷ luật bạo lực về thể chất hoặc tâm lý.

Số liệu của 28 quốc gia châu Âu cho thấy khoảng 90% trẻ em gái tuổi chưa thành niên từng bị ép buộc quan hệ tình dục nói rằng các em là nạn nhân của chính người thân hoặc người quen biết.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ trẻ em bị bạo lực và xâm hại cao, tỷ lệ xâm hại thân thể dao động từ khoảng 10% (Trung Quốc) đến 30,3 % (Thái Lan).

Bạo lực, xâm hại trẻ em gây hậu quả trước mắt và lâu dài trong suốt cuộc đời. Nghiên cứu ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho thấy tống thiệt hại do bạo lực, xâm hại trẻ em gây ra, đặc biệt do các vấn đề sức khỏe và các hành vi nguy cơ cao về sức khỏe, ước tính 206 tỉ USD, xấp xỉ 2% tổng GDP của khu vực này.

Điều tra MICs (Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ) của Thái Lan cho thấy 75,2% trẻ em độ tuổi 1-14 đã từng bị phạt về thể chất và tâm lý. Ở Philippines, cứ 5 trẻ em thì 3 em cho biết đã từng bị bạo lực thể chất thời thơ ấu và 60% xảy ra ở nhà. Tại Campuchia, hơn một nửa trẻ em bị cha mẹ, họ hàng, bạn tình hoặc người trong thôn xóm bạo lực thể chất trước khi tròn 18 tuối và cứ 4 trẻ em thì có 1 em bị bạo lực về tình cảm.

Phân tích số liệu của Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam cho thấy bạo lực trong trường học, gồm cả thể chất và ngôn ngữ, do cả giáo viên lẫn bạn bè gây ra, là lý do phổ biến nhất khiến trẻ em không thích đi học, đồng thời liên hệ mật thiết với kết quả kém về toán học, kém tự tin và tự trọng.

Trước tình trạng trên, thế giới đã và đang chung tay, có nhiều biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành, xâm hại, đặc biệt, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 ngày càng trở nên phổ rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới - là ngày mà cả thế giới hướng sự tập trung về trẻ em, quan tâm đến quyền trẻ em và lắng nghe, tôn trọng tiếng nói của trẻ em.

An Bình