Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ngoài ra, Giấy Chứng minh nhân dân (CMND) của bà Nhung được Công an TP. Hà Nội cấp đã hết hạn, bà muốn biết, bà có phải ra Hà Nội làm lại Giấy CMND rồi mới được làm hộ khẩu tại TP. Hồ Chí Minh không?
Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 20 Luật Cư trú thì trường hợp bà Lê Thị Hồng Nhung đủ điều kiện đăng ký thường trú tại TP. Hồ Chí Minh.
Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại Điều 21 Luật Cư trú. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Bản khai nhân khẩu.
- Giấy chuyển hộ khẩu.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh đủ điều kiện được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.
Chuyển sang cấp thẻ Căn cước công dân khi CMND hết hạn
Trường hợp CMND của bà hết hạn (mà chưa được giải quyết đăng ký thường trú tại TP. Hồ Chí Minh) thì theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 1/2/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân:
“1. Cơ quan quản lý Căn cước công dân Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.
2. Cơ quan quản lý Căn cước công dân Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó…”.
Căn cứ vào hướng dẫn trên, khi chuyển từ CMND sang thẻ Căn cước công dân, thì bà Nhung phải đến Công an cấp huyện hoặc Phòng PC64 Công an TP. Hà Nội nơi có hộ khẩu thường trú để được giải quyết cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định.