• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

PCT Hội Xây dựng : Phạt cho tồn tại thì phải nặng hơn

(Chinhphu.vn) - Thông tư 02 hướng dẫn Nghị định 121 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng vừa được Bộ Xây dựng ban hành đang gây nhiều tranh luận trong dư luận.

03/03/2014 13:39
Ông Phạm Sỹ Liêm
Một trong những điểm đáng chú ý là quy định về cách tính giá trị phần xây dựng sai phép, không phép làm cơ sở để tính số tiền phạt mà chủ đầu tư công trình phải nộp cho Nhà nước. Theo đó, nếu chủ đầu tư công trình xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất được sử dụng hợp pháp thì được đóng tiền phạt để hợp thức hóa công trình.

Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam về vấn đề này.

Theo ông, liệu thông tư này có tạo tiền lệ xấu để hợp pháp hóa cho các công trình sai phạm không?

Ông Phạm Sỹ Liêm: Tôi cho rằng, đối với người vi phạm, khắc phục hậu quả không đơn giản, bởi có hậu quả có thể khắc phục được nhưng có hậu quả nếu khắc phục thì sinh ra tổn thất khá lớn.

Ví dụ những dự án xây thêm tầng, cái đó có thể khắc phục được. Hiện nay có tình trạng giấy phép xây dựng cấp cho xây nhà chỉ có từng ấy diện tích nhưng trong quá trình xây dựng họ lấn rộng ra, đặc biệt ở nhiều khu đô thị mới. Như vậy là sai thiết kế và thậm chí sai cả giấy phép xây dựng, nếu bây giờ bắt họ thu hẹp diện tích nhà đó thì hậu quả rất lớn.

Trong trường hợp này, nếu không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng đến ai, có thể cho tồn tại, nhưng để có tác dụng răn đe tôi cho rằng không chỉ phạt 40% lợi ích mà phải phạt mức 100% lợi ích dôi ra đó.  

Việc ban hành quy định như vậy theo ông có phải là sự nhượng bộ của cơ quan quản lý Nhà nước trước thực trạng vi phạm hiện nay hay không?

Ông Phạm Sỹ Liêm: Thực ra, khi xử lý chúng ta cũng phải xem xét đến thực tế và việc khắc phục hậu quả đó có gây thêm hậu quả hay không chứ không phải là một sự nhân nhượng. Nhưng những cơ quan có trách nhiệm, những người có trách nhiệm để xảy ra trình trạng trên cần phải bị xử lý.

Cùng với sự buông  lỏng quản lý , có ý kiến cho rằng tình trạng các công trình xây dựng vi phạm diễn ra như thời gian qua có nguyên nhân do bắt nguồn từ việc cấp phép xây dựng bất cập. Quan điểm của ông vấn đề này thế nào?

Ông Phạm Sỹ Liêm: Thực chất cơ sở trong cấp phép xây dựng nhiều khi không vững chắc, ví dụ quy định khu vực này được phép xây bao nhiêu tầng, 12 hay 14 tầng, phải có căn cứ. Chúng ta thường căn cứ vào thiết kế đô thị tức là tương quan với nhà xung quanh, nhưng nhiều khi xuất phát từ ý nghĩ chủ quan của người cấp phép. Do vậy, phải xem xét lại cơ sở để cấp phép đó như thế nào.

Theo ông để lập lại trật tự cho vấn đề này cần có giải pháp như thế nào?

Ông Phạm Sỹ Liêm: Tôi cho rằng việc cấp phép xây dựng của chúng ta căn cứ vào Nghị định 121 đến nay cũng đã hơn 1 năm, đã đến lúc các cơ quan quản lý Nhà nước nên tổ chức rà soát, đánh giá quá trình thực hiện, để từ đó xử lý các vấn đề chưa phù hợp, cần có tổng kết đó là việc cần thiết.

 Linh Đan (thực hiện)