• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phải tháo "vòng kim cô" cho doanh nghiệp, doanh nhân

(Chinhphu.vn) - Dự thảo Luật Doanh nghiệp đã được soạn thảo theo hướng tiếp tục mở rộng tự do kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc như các điều kiện kinh doanh không cần thiết, thực hiện hậu kiểm, hạ tỷ lệ thông qua quyết định, phá sản doanh nghiệp...

08/10/2014 11:11
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: VGP/Huy Thắng
Đây là những nội dung thảo luận tại Hội thảo Lấy ý kiến doanh nghiệp hoàn thiện Dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi) do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức ngày 7/10.

Làm rõ ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho rằng: Dự thảo Luật Doanh nghiệp mới tiến đến một bước xa hơn để “tháo cái vòng kim cô” cho doanh nghiệp, doanh nhân. Đó là bỏ tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật Hình sự đối với tất cả các hoạt động kinh doanh không thuộc diện bị cấm.

Tuy nhiên, Luật sư Trương Thanh Đức đánh giá các ngành, nghề cấm kinh doanh được quy định tại Dự thảo Luật còn “mập mờ” hơn cả Luật hiện hành. Vì trong Dự thảo Luật không quy định lý do bị cấm kinh doanh và giao cho “Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm”.

Khoản 5, Điều 11 của dự thảo Luật quy định khá “chung chung” về “Các hành vi bị cấm”. Theo đó, “Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động”.

Do đó, Luật sư Trương Thanh Đức đề nghị, để doanh nghiệp được tự do kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm thì cần phải quy định rõ ràng, cụ thể ngành, nghề bị cấm kinh doanh trong Luật. Cho rằng nhiều quy định hiện tại không chuẩn xác, ông Đức lấy dẫn chứng: Hơn 20 năm nay vẫn quy định là cấm “kinh doanh các loại pháo” là không đúng. Vì nếu vậy, hoạt động của công ty sản xuất, xuất khẩu pháo hoa là gì. Chúng ta lấy đâu ra pháo hoa để bắn khắp cả nước nếu không có việc mua bán, nhập khẩu pháo hoa? Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng hải, cứu hộ… còn phải sử dụng nhiều pháo hiệu !

Luật gia Vũ Xuân Tiền, Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cho rằng cần kiên trì thực hiện nguyên tắc "tiền đăng" nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc khởi sự doanh nghiệp là hoàn toàn đúng.

Song, Luật cần có quy định rõ ràng về hậu kiểm, tránh để biến thành "hậu buông" gây ra những hậu quả không đáng có và là cái cớ để nhiều ý kiến muốn quay lại cơ chế "tiền kiểm" như trước khi có Luật DN năm 2005".

Luật gia Vũ Xuân Tiền đề nghị bổ sung một điều vào dự thảo luật về hậu kiểm với nội dung là: Việc hậu kiểm được thực hiện đối với doanh nghiệp sau 1 năm kể từ ngày nhận giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.

Việc hậu kiểm nhằm kiểm tra sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và không xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Về áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành, Luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng, Điều 3 Dự thảo Luật quy định: "Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về tổ chức quản lý, tổ chức lại và giải thể và hoạt động có liên quan đối với doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó".

Quy định trên thiếu minh bạch vì "các hoạt động có liên quan đối với doanh nghiệp" là rất nhiều. Quy định trên là “vẽ đường cho cáo chạy”, các Luật chuyên ngành sẽ quy định rất nhiều rào cản, gây nhũng nhiễu đối với hoạt động của DN (nhưng vẫn không trái luật). Đề nghị bỏ cụm từ "và các hoạt động có liên quan đối với doanh nghiệp".

Hạ tỷ lệ thông qua quyết định của Hội đồng thành viên

Khoản 2, Điều 60 về “Quyết định của Hội đồng thành viên” quy định: Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp khi được ít nhất 65% (đối với vấn đề thông thường) đến 75% (đối với vấn đề quan trọng) tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: Đây là quy định rất bất hợp lý, gây khó khăn, bế tắc cho nhiều doanh nghiệp. Vì tỷ lệ quy định trên trái với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, tiếp tục duy trì sai lầm của Luật hiện hành, không dựa vào cơ sở pháp lý xác đáng nào. Quy định này bất chấp nguyên tắc quá bán được áp dụng phổ quát, hiệu quả trên khắp thế giới và trong các lĩnh vực từ hoạt động lập pháp, hành pháo cho đến tư pháp, từ hoạt động đảng cho đến các hội đoàn khác. Bản thân Quốc hội thông qua Luật này cũng chỉ cần tỷ lệ trên 50%.

Do đó, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, cần phải khôi phục lại quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 (đã hết hiệu lực), là biểu quyết theo tỷ lệ 51% và 65%. Còn đối với từng doanh nghiệp cụ thể, thì họ có quyền ấn định tỷ lệ biểu quyết cao hơn, thậm chí là 100%.

Có cùng quan điểm, ông Đỗ Việt Dũng, Trưởng phòng Pháp chế Công ty Honda Việt Nam kiến nghị Ban soạn thảo xem xét sửa đổi quy định về tỷ lệ số phiếu đại diện tổng số vốn góp của các thành viên để thông qua Quyết định của Hội đồng thành viên trong cả hai trường hợp hợp và lấy ý kiến bằng văn bản là ít nhất 51%, thay vì 65% như Dự thảo. Riêng các quyết định đặc biệt quan trọng cần thông qua với 66,7% vốn điều lệ.

Chấm dứt dây dưa trong việc phá sản, giải thể doanh nghiệp

Về điều kiện giải thể doanh nghiệp ở điều 202, lâu nay, thủ tục giải thể doanh nghiệp vẫn là một bức xúc lớn đối với nhiều tổ thức, cá nhân. Những quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành cũng như Dự thảo làm người ta có cảm giác thật đơn giản, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.

Khúc mắc chủ yếu nằm ở giai đoạn quyết toán và đóng mã số thuế (mã số doanh nghiệp) và gần như chưa có cơ quan đăng ký doanh nghiệp nào đủ "dũng cảm" đăng ký giải thể cho doanh nghiệp nếu chưa có ý kiến của cơ quan thuế.

Do đó theo Luật sư Lê Nga, cần một chế tài đủ mạnh hơn đối với cơ quan thuế hoặc hành lang pháp lý để cơ quan đăng ký doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc đăng ký giải thể cho doanh nghiệp.

Dự thảo nên "chỉ đích danh" cơ quan thuế trong một thời hạn nào đó phải quyết toán hoặc có ý kiến về việc thông báo giải thể của doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn mà không trả lời, cơ quan đăng ký doanh nghiệp có quyền đăng ký giải thể cho doanh nghiệp. Như vậy, cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không quyết toán hoặc không có ý kiến.

Có cùng quan điểm, Luật gia Vũ Xuân Tiền kiến nghị cần bổ sung khoản 4: "Kể từ ngày nhận được quyết định giải thể do doanh nghiệp gửi đến, trong thời hạn 30 ngày làm việc, cơ quan thuế có trách nhiệm xác định việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp; trong thời hạn 15 ngày, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm xác định nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm bắt buộc và chốt sổ bảo hiểm cho người lao động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật".

Lý do được Luật sư Tiền đưa ra là để xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm xã hội đối với việc giải thể DN, ngăn chặn tình trạng cố tình dây dưa, tham nhũng trên cả "những xác chết" như hiện nay.

Còn Luật sư Trương Thanh Đức đề nghị mở rộng rõ hơn quy định giải thể nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế là thay vì phá sản, doanh nghiệp vẫn có thể giải thể trong trường hợp không “thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”, nhưng được tất cả các chủ nợ đồng ý cho giải thể.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, bên cạnh dự thảo Luật Doanh nghiệp đã được soạn thảo theo hướng tiếp tục mở rộng tự do kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp, linh hoạt hoạt trong quản trị nội bộ nhưng vẫn duy trì quyền lợi của cổ đông thiểu số.

Ông Đậu Anh Tuấn cũng cho rằng vẫn còn những điểm còn hạn chế như: Dự thảo Luật mới vẫn có sự cạnh tranh chưa hoàn toàn bình đẳng giữa nhà nước và phi nhà nước, vẫn còn quá nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết trong nhiều lĩnh vực.

Khâu hậu kiểm vẫn chưa có giải pháp nào đáng kể. Làm cách nào xác định doanh nghiệp đang tồn tại, còn hay mất, chưa rõ cơ chế phối hợp hậu kiểm thế nào, hoặc những băn khoăn về doanh nghiệp “ma”…

Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết: Hội thảo lần này có tính tương tác rất cao, dự kiến sau 3 ngày sẽ có đại diện Ban soạn thảo giải trình các ý kiến tiếp thu hay không trên trang web của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), trước khi Quốc hội biểu quyết Luật này vào cuối tháng 10.

Huy Thắng