Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) – Về đề xuất sửa quy định tại Khoản 2, Điều 18 Luật Doanh nghiệp liên quan đến yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu, tiếp tục tham vấn các cơ quan liên quan để có sửa đổi phù hợp trong dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
(Chinhphu.vn) – Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.
(Chinhphu.vn) – Hội đồng thành viên uỷ quyền cho Tổng Giám đốc thay mặt mình được toàn quyền quyết định và thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình là đúng hay trái quy định pháp luật?
(Chinhphu.vn) - Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đó.
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Minh Trà (Hà Nội) làm việc tại công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trực thuộc Bộ. Hiện Chủ tịch công ty do Bộ chủ quản bổ nhiệm đang kiêm nhiệm Giám đốc.
(Chinhphu.vn) – Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 đang diễn ra, trong phần nội dung về công tác xây dựng thể chế, Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận rất kỹ 2 dự án luật đang rất được cộng đồng doanh nghiệp trông đợi.
(Chinhphu.vn) - Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” tối 30/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết những nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sẽ sớm được ban hành trong tháng 9.
(Chinhphu.vn) - Cần phải chấm dứt tư duy làm quản lý là tôi có quyền quản anh và tôi có quyền yêu cầu anh mọi điều . Phải chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy làm phục vụ vì DN và người dân là người đóng thuế. Bộ máy quản lý có trách nhiệm phải tạo điều kiện thuận lợi nhất, làm họ hài lòng nhất.
(Chinhphu.vn) – Cải cách thể chế kinh tế, xây dựng hệ thống pháp luật tiên tiến, phát triển hệ thống DN trong nước đủ mạnh là những vấn đề căn cốt để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, một nền kinh tế tự chủ.
(Chinhphu.vn) - Dự thảo Luật Doanh nghiệp đã được soạn thảo theo hướng tiếp tục mở rộng tự do kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc như các điều kiện kinh doanh không cần thiết, thực hiện hậu kiểm, hạ tỷ lệ thông qua quyết định, phá sản doanh nghiệp...
(Chinhphu.vn) – Việt Nam có hội nhập thành công hay không, doanh nghiệp có “thắng trên sân nhà”, có cạnh tranh được không cũng phụ thuộc vào việc sửa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
(Chinhphu.vn) – Với việc ban hành danh mục cụ thể, việc cấm kinh doanh và đặt ra điều kiện kinh doanh sẽ đi vào khuôn khổ; trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước được xác định rõ ràng, công dân cũng sẽ dễ dàng tiếp cận các nội dung này.
(Chinhphu.vn) - Sáng 19/8, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp với các Bộ, ngành thảo luận và cho ý kiến vào Báo cáo rà soát, xây dựng Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh; Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và Danh mục ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) và Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới.
(Chinhphu.vn) – TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, để tạo một cuộc “cách mạng” về môi trường kinh doanh, thì điều quan trọng nhất trong sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là bãi bỏ được bao nhiêu điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không cần thiết.
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục đưa ra những thông điệp mạnh mẽ về đổi mới thể chế kinh tế. Dù vẫn còn đó sức ỳ rất lớn của cái cũ, nhưng quyết tâm đổi mới của Thủ tướng phải được thực hiện bởi đã đến lúc chúng ta không thể nghĩ như cũ, làm như cũ nữa.
Các doanh nghiệp tư nhân sẽ có cơ hội lớn để yên tâm đầu tư kinh doanh dài hạn, và được pháp luật bảo vệ khi Luật Doanh nghiệp được thông qua, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Nguyễn Đình Cung.
(Chinhphu.vn) - Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách, vì vậy, cần có những lộ trình và bước đi phù hợp.
(Chinhphu.vn) – Theo Luật gia Vũ Xuân Tiền, Ủy viên BCH Hội Luật gia TP Hà Nội, quyền tự do kinh doanh hiện vẫn bị chi phối khá mạnh bởi thông tư của các bộ và các luật chuyên ngành.
Dự thảo lần thứ 4, Luật Doanh nghiệp sửa đổi (Dự thảo 4) đã bổ sung Điều 35 quy định về trình tự đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa thủ tục đăng ký. Tuy nhiên, Điều 35 vẫn chưa giải quyết dứt điểm vấn đề bản chất pháp lý của thủ tục sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là thủ tục thông báo hay thủ tục xin chấp thuận.
(Chinhphu.vn) – Đây có lẽ là một trong những vấn đề khiến ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đau đầu nhất. Nói như TS Nguyễn Đình Cung, vấn đề đang “chằng chịt như mạng nhện” và “số văn bản pháp luật về điều này phải cả mét khối”.
Theo điều 193 (nhóm công ty mẹ, công ty con) tại dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, việc sở hữu chéo trong tập đoàn đã bị hạn chế với quy định “công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ của nhóm công ty”.
Tư duy “không quản được thì cấm” đã quay trở lại ở nhiều cơ quan hoạch định chính sách, gây cản trở cho môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, theo Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung.
(Chinhphu.vn) - Để chuẩn bị cho 2 phiên họp thứ 29, 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số dự án luật.
(Chinhphu.vn) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Luật sửa đổi điều 170 của Luật Doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục duy trì hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, có lực lượng lao động gắn bó lâu dài, đóng góp cho xã hội và ngân sách Nhà nước.