• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phải xác định đất đai là tài sản, nguồn lực cho phát triển

(Chinhphu.vn) - Chiều 03/11, thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo luật cần bám sát, cụ thể hóa hơn nữa Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương về quản lý sử dụng đất, đưa ra giải pháp căn cơ, lâu dài, tránh tạo ra biến động lớn cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân.

03/11/2023 18:06
Phải xác định đất đai là tài sản, nguồn lực cho phát triển - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Việc phát triển quỹ đất với các quy chế công khai, minh bạch hơn để Nhà nước tạo quỹ đất, chủ động điều tiết cung cầu thị trường - Ảnh: VGP

Đất đai không chỉ là tài sản, mà là nguồn lực, nguồn vốn

Tham gia phát biểu tại Hội trường về phát huy hiệu quả của nguồn lực đất đai, đại biểu Nguyễn Duy Thanh  (Đoàn Cà Mau) đánh giá cao tinh thần sửa đổi của dự án luật này, đất đai đã thực sự được coi trọng bằng những quy định cụ thể theo hướng đất đai không chỉ là tài sản, mà là nguồn lực, nguồn vốn, mang tính thị trường hơn, phục vụ cho sản xuất kinh doanh, cho cả người dân và doanh nghiệp. Đó là việc phát triển quỹ đất với các quy chế công khai, minh bạch hơn để Nhà nước tạo quỹ đất, chủ động điều tiết cung cầu thị trường.

Theo đại biểu, dự thảo luật đã bổ sung quyền được thế chấp, cho thuê, quyền được cho thuê đất trong trường hợp trả tiền thuê đất hàng năm, bán tài sản sở hữu gắn liền với đất ngay trong lĩnh vực đất nông nghiệp. "Với dự thảo luật mới này, người nông dân cũng được chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất", đại biểu nhìn nhận.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh phân tích, là quốc gia đi lên từ nông nghiệp, những thay đổi trong dự thảo luật mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Dự thảo luật sửa đổi lần này cần bám sát, cụ thể hóa hơn nữa Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương về quản lý sử dụng đất, đưa ra giải pháp căn cơ, lâu dài, tránh tạo biến động lớn, thậm chí hỗn loạn thị trường bất động sản như thời gian qua, gây hậu quả nặng nề, tác động đến sự tồn vong của doanh nghiệp, đời sống của người dân.

Về phân loại sử dụng đất, đại biểu đề nghị phân loại đất theo mục đích quản lý của Nhà nước, không phân loại đất theo mục đích sử dụng của người dân, để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, đồng thời không làm khó cho người dân khi triển khai pháp luật.

Cần có tiêu chí, điều kiện cụ thể để Nhà nước thu hồi đất giao cho nhà đầu tư

Bày tỏ ý kiến tại phiên họp, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho biết, về dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, đây là nội dung rất quan trọng, được cử tri mong chờ, đặc biệt là người dân bị thu hồi đất cho các dự án có chênh lệch địa tô. Đại biểu bày tỏ đồng tình thực hiện phương án 2, là cần có tiêu chí, điều kiện cụ thể để Nhà nước thu hồi đất giao cho nhà đầu tư, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi, sinh hoạt, đời sống của người dân.

Đại biểu cho rằng, việc nhà đầu tư tự thỏa thuận với người dân mà đạt được tỷ lệ đồng thuận 100% là rất khó. Về nội dung này, phương pháp, nguyên tắc định giá đất rất quan trọng, nên việc quy định theo phương án 2 là lựa chọn hợp lý, phù hợp với thực tiễn, hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và người dân.

Phải xác định đất đai là tài sản, nguồn lực cho phát triển - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy: Dự thảo Luật lần này đã quy định rõ hơn về đối tượng được hỗ trợ, địa bàn, chính sách được hỗ trợ và tương đối rõ về trách nhiệm thực hiện - Ảnh: VGP

Thể chế hoá đúng, đủ các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã nỗ lực, phối hợp chặt chẽ để có được kết quả trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp này.

Bày tỏ sự quan tâm tới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu nhận thấy, dự thảo luật đã bổ sung nhiều chính sách mới về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. So với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, dự thảo lần này đã quy định rõ hơn về đối tượng được hỗ trợ, địa bàn, chính sách được hỗ trợ và tương đối rõ về trách nhiệm thực hiện từ Chính phủ đến HĐND và UBND các cấp.

Về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ chỉ rõ, Điều 16 quy định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phải là cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và đang phải sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Như vậy, cá nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số tuy thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng không sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu kỹ vấn đề này để thể chế hóa đúng, đủ tinh thần của Nghị quyết Trung ương...

Về việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Điều 48, đại biểu nhận thấy, việc thiết kế chính sách như dự thảo Luật nhằm bảo toàn quỹ đất để thực hiện tốt hơn chính sách hỗ trợ đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cân nhắc tính khả thi của quy định này; đồng thời đề nghị các cơ quan đánh giá kỹ hơn về tác động của vấn đề này.

Tán thành ý kiến trên, đại biểu Vi Đức Thọ (Đoàn Sơn La) cho rằng, dự thảo luật lần này đã tiếp thu, sửa đổi nhiều nội dung so với lần trình Quốc hội tại Kỳ họp trước, như về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều điều, khoản khác nhau.

Tuy nhiên, phạm vi, đối tượng trong dự thảo luật là đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, như vậy là đã bị thu hẹp so với chủ trương của Nghị quyết số 18 về chính sách đất đai của Ban Chấp hành Trung ương. Do đó, đại biểu đề nghị tiếp tục xem xét, quy định chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo đúng theo tinh thần Nghị quyết số 18.

Về trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu cho biết, khoản 2, Điều 16 có quy định: Có chính sách hỗ trợ đất đai lần đầu cho cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng để bảo đảm ổn định cuộc sống theo quy định.

Theo đại biểu Vi Đức Thọ, các quy định của dự thảo luật phải bám sát chủ trương của Nghị quyết 18, đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, không phân biệt theo địa bàn, nhưng có sự ưu tiên với hộ nghèo, cận nghèo, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Lê Sơn