• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát hiện nhiều chất ma túy mới gây ảo giác mạnh

(Chinhphu.vn) - Việc sử dụng hỗn hợp các chất ma túy trong một mẫu sẽ gây kích thích thần kinh trung ương, gây ảo giác, có thể ngộ độc, ảnh hưởng tới tính mạng.

12/10/2018 09:52

Loại ma túy mới xuất hiện tại Việt Nam. Ảnh: Báo CAND

Thời gian vừa qua, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã phát hiện nhiều chất ma túy mới, nhiều loại ma túy chứa nhiều chất ma túy khác nhau với mẫu mã lạ, đa dạng.

Trong số các chất ma túy mới được phát hiện này có những chất lần đầu tiên phát hiện ở nước ta, có những chất chưa có trong danh mục chất ma túy tại Việt Nam theo Nghị định 73 của Chính phủ ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất. Số lượng chất ma túy hiện nay được quản lý là 515 chất, tăng gấp 2 lần so với trước.

Chẳng hạn, chất N-Ethylpentylone, Propyphenidate, Acetylpsilocine... có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, gây ảo giác và chưa nằm trong danh mục các chất ma túy tại Việt Nam. Hay như chất Metylphenidate, FUB-144 có tác dụng gây ảo giác mạnh, lần đầu tiên phát hiện tại nước ta.

Trung tá Đặng Văn Đoàn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự cho Báo CAND biết, đơn vị cũng đã phát hiện thủ đoạn rất tinh vi của tội phạm ma túy, đó là dùng dẫn xuất của một chất ma túy phối trộn tạo ra viên nén. Sau khi uống viên nén này, cơ thể người sẽ chuyển hóa, giải phóng ra chất ma túy.

Ví dụ, chất Acetylpsilocine (không có trong danh mục chất ma túy tại Việt Nam) là dẫn xuất của Psilocine (có trong danh mục chất ma túy tại Việt Nam) trong viên nén, khi uống vào, cơ thể sẽ chuyển hóa và giải phóng ra chất Psilocine gây tác dụng ảo giác mạnh.

Trong tự nhiên, chất Psilocine và Psilocybine có đồng thời trong mẫu thực vật “nấm thức thần” chứa chất ma túy. Nhưng trong một số mẫu viên nén ma túy chỉ tìm thấy Psilocine mà không tìm thấy Psilocybine, cũng như các thành phần thực vật. Như vậy, chất Psilocine trong các viên nén ma túy nói trên không được sản xuất từ bột cây “nấm thức thần”, mà có thể được tách chiết từ loại nấm này, hoặc từ tổng hợp hóa học.

Khi có một chất ma túy mới được phát hiện và đưa vào diện kiểm soát thì lập tức xuất hiện những chất mới có tính năng tương tự thay thế. Điển hình là ma túy loại cần sa tổng hợp: Hiện có trên 200 chất đã được kiểm soát tại Việt Nam, nhưng vẫn liên tục xuất hiện những chất mới có tác dụng tương tự, thậm chí còn mạnh hơn.

Trong tháng 9 vừa qua, Viện Khoa học hình sự cũng đã phát hiện rất nhiều chất ma túy mới nhóm cần sa tổng hợp (còn được gọi là “cỏ Mỹ”).

“Cỏ Mỹ” được tạo ra bằng cách dùng các chất hóa học tổng hợp (các chất này có tính năng tương tự như hoạt chất Delta 9-THC có trong cần sa). Chất này được pha thành dung dịch, rồi phun, tẩm vào cây cỏ, thảo mộc khô, sau đó sấy khô, tạo thành sản phẩm gọi là “cỏ Mỹ”.

Ngoài ra, nhằm tăng tác dụng kích thích, hưng phấn, gây nghiện, che dấu hành vi phạm tội, đạt được lợi nhuận cao nhất,… tội phạm còn pha trộn các loại ma túy với nhau, trộn ma túy với các chất độn khác, trộn ma túy với tân dược cùng chất tạo màu, tạo mùi để tạo ra viên nén ma túy tổng hợp khác nhau.

“Việc sử dụng hỗn hợp các chất ma túy trong một mẫu sẽ gây kích thích thần kinh trung ương, gây ảo giác, có thể ngộ độc, ảnh hưởng tới tính mạng”, Trung tá Đặng Văn Đoàn nhấn mạnh.

Cơ quan chức năng cũng đã phát hiện một số loại ma túy được pha vào đồ uống tại một số quán bar, sàn nhảy... trong đó có nhiều thành phần ma túy khác nhau như Ketamine, Methammphetamine, MDMA, Nimetazepam,... Tuy nhiên, các loại ma túy pha trộn vào đồ uống nêu trên hiện chưa phát hiện, thu giữ ở ngoài thị trường./.

BT