• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển đội ngũ chuyên gia lĩnh vực năng lượng nguyên tử

(Chinhphu.vn) - Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử; nhân lực quản lý nhà nước và pháp quy hạt nhân phục vụ chương trình điện hạt nhân.

31/07/2014 14:33
Ảnh minh họa

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Thông báo 299/TB-VPCP.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về số lượng, cơ cấu, tiến độ đào tạo kỹ sư hạt nhân và các lĩnh vực khác có liên quan, công nhân kỹ thuật phục vụ trong nhà máy điện hạt nhân.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát lại số liệu nhu cầu nhân lực quản lý nhà nước, pháp quy hạt nhân và nghiên cứu, triển khai trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Tiếp tục tuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tuyển sinh đi học ngành năng lượng nguyên tử tại Liên bang Nga theo chỉ tiêu học bổng Hiệp định đã được phía Nga cam kết trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trao đổi với các đối tác quốc tế để có kế hoạch tuyển sinh, đào tạo sinh viên, thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật hạt nhân và các chuyên ngành có liên quan tại các nước khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc,…

Phó Thủ tướng lưu ý các Bộ, ngành cần tính đến phương án đào tạo về điện hạt nhân cho những người đã tốt nghiệp đại học ở những ngành liên quan, tạo điều kiện cho sinh viên đã tốt nghiệp về điện hạt nhân được tiếp tục học ở bậc cao hơn hoặc tham gia thực hành tại các nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát quy hoạch các cơ sở đào tạo thuộc Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ nhu cầu thực tế lập kế hoạch, lộ trình đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo; phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp vừa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực năng lượng nguyên tử, vừa tạo điều kiện nâng cao năng lực đào tạo trong nước, bảo đảm sát thực tế, hiệu quả, tránh lãnh phí.

Phân công rõ trách nhiệm quản lý

Phó Thủ tướng cũng thống nhất phân công rõ trách nhiệm quản lý, thực hiện của các Bộ, ngành, trong đó: Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo từ đại học trở lên; Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện chuyên gia, nhân lực quản lý nhà nước và pháp quy hạt nhân; Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm đánh giá nhu cầu, triển khai đào tạo nghề và dưới đại học phục vụ trực tiếp cho xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án đến năm 2020, bao gồm các dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo được quy hoạch trong Đề án; tổ chức thẩm định và phê duyệt theo thẩm quyền để kịp thời bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện từ năm 2015.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2010-2013, đã có 253 sinh viên được cử sang học ngành “Thiết bị và lắp đặt nhà máy điện hạt nhân” tại Nga. Năm 2014, Bộ đang làm thủ tục gửi 70 sinh viên đi học đại học và 10 sinh viên đi học cao học tại Nga. Đồng thời, đã có 157 lượt cán bộ, giảng viên được cử đi Hungary để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, phục vụ đào tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục làm việc với các đối tác để đưa lĩnh vực năng lượng nguyên tử vào các chương trình học bổng nước ngoài, có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sinh viên theo học trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cử hàng chục cán bộ, chuyên gia sang đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cũng như dài hạn về năng lượng nguyên tử (trong đó có điện hạt nhân) tại Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Phan Hiển