• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển nhà đầu tư tổ chức để thị trường chứng khoán bền vững

(Chinhphu.vn) – Quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện khá lớn. Số lượng các nhà đầu tư mở tài khoản để đầu tư chứng khoán lên tới gần 8 triệu. Tuy nhiên, số lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức ở mức rất khiêm tốn. TTCK chất lượng cao, phát triển bền vững, nhà đầu tư tổ chức phải nhiều, tỷ trọng phải lớn trong hoạt động của thị trường.

19/07/2024 16:02
Phát triển nhà đầu tư tổ chức để thị trường chứng khoán bền vững- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chia sẻ thông tin - Ảnh: VGP/HT

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tại Đối thoại tháng 7 về nâng hạng, gọi vốn và phát triển nhà đầu tư tổ chức, do CLB Nhà báo chứng khoán tổ chức ngày 19/7 tại Hà Nội.

Tỉ lệ nhà đầu tư cá nhân quá nhiều

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Thực tế, quy mô vốn hóa của TTCK Việt Nam khá lớn. Số lượng các nhà đầu tư mở tài khoản để đầu tư chứng khoán lên tới gần 8 triệu. Tuy nhiên, trong cơ cấu các nhà đầu tư, số lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức ở mức rất khiêm tốn.

"Rõ ràng, đây là điểm chưa mạnh, chưa bền vững của TTCK Việt Nam. Phải làm thế nào để thay đổi điều này và thúc đẩy phát triển số lượng các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường?", Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đặt vấn đề.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay: Nhiệm vụ này, cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (Bộ Tài chính) nhận ra từ lâu và báo cáo Thủ tướng đưa vào chiến lược phát triển TTCK. Tuy nhiên, để phát triển và tăng số lượng các nhà đầu tư tổ chức, có rất nhiều thứ phải làm.

Dẫn chứng về trở ngại phổ biến hiện nay, lãnh đạo Bộ Tài chính phân tích: Về nhận thức và tâm lý của các nhà đầu tư Việt Nam, người Việt Nam cơ bản có thói quen tự quản tài sản của mình, ai cũng thích tự mình đầu tư chứng khoán. Năng lực trình độ nhận thức, tâm lý đám đông dễ bị lôi kéo...

"Do đó, những người có tiền có vốn ở Việt Nam cần thay đổi nhận thức để thực hiện đầu tư thông qua nhà đầu tư chuyên nghiệp. Không cần phải có 8 triệu tài khoản, chỉ cần 6 triệu, 5 triệu nhưng một nửa trong số đó là nhà đầu tư có tổ chức thì cũng rất tốt rồi", Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, để có thể đạt được điều này cơ quan quản lý nhà nước cần thực thi nhiều giải pháp tạo điều kiện để mở ra hoạt động của các quỹ đầu tư, các dạng quỹ đầu tư như quỹ hưu trí tự nguyện đang được thử nghiệm.

Lãnh đạo Bộ Tài chính đặt trọng tâm các chính sách cởi bỏ những điều kiện ràng buộc quá chặt chẽ hoặc thay bằng điều kiện khác với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên TTCK Việt Nam được thuận lợi hơn.

Phát triển nhà đầu tư tổ chức để thị trường chứng khoán bền vững- Ảnh 2.

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Dragon Capital - Ảnh: VGP/HT

Liên quan đến quỹ đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong thời gian qua, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Dragon Capital cho hay, nhóm này đã bán ròng liên tiếp kể từ năm 2023 đến nay với lượng bán ròng khoảng 4 tỷ USD. Riêng từ đầu năm 2024, khối ngoại bán ròng 2 tỷ USD.

Đại diện Dragon Capital cho biết: Có những yếu tố khách quan khó tác động. Yếu tố lớn nhất là tăng lãi suất của Mỹ 2 năm nay ảnh hưởng nhiều tâm lý nhà đầu tư và chiến lược đầu tư. Nếu Việt Nam chưa có nâng hạng, điều này tác động vào tư duy của nhà đầu tư nước ngoài. Khi giới thiệu định chế tài chính với mong muốn họ đầu tư vào Việt Nam thì phải chuẩn bị bài giới thiệu nhưng rất khó thuyết phục vì "Việt Nam không nằm trong chỉ số nên người ta coi khoản đầu tư dự kiến đó là ngoại lệ", Chủ tịch Dragon Capital chia sẻ.

Thông thoáng, hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài

Bà Nguyễn Linh Phương - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, năm 2024 là năm khó khăn đối với điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối. Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ vẫn tiếp tục duy trì lãi suất cao và kéo dài và việc kéo dài này lớn hơn so với dự kiến. Thông tin gần đây cho rằng Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 9, nhưng thông tin này chưa phải là chắc chắn.

Trong khi đó, vào năm ngoái NHNN liên tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, dẫn tới chênh giữa lãi suất đồng Việt Nam và USD duy trì ở mức âm cao, tác động lớn tới tỉ giá và sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Mặt khác, nhu cầu ngoại tệ lớn để thanh toán nhập khẩu trong quá trình kinh tế hồi phục cũng là áp lực lớn.

Phát triển nhà đầu tư tổ chức để thị trường chứng khoán bền vững- Ảnh 3.

Bà Nguyễn Linh Phương - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Ảnh: VGP/HT

Vì vậy, thời gian qua, trong điều hành vừa qua NHNN cũng phải nỗ lực để ổn định thị trường tiền tệ, ổn định tỉ giá.

"Dự trữ ngoại hối như hồ điều hòa liên tục. Tính chuỗi dài nhiều năm liên tục, dự trữ ngoại hối đã tăng đáng kể. So với cuối năm 2015, dự trữ ngoại hối tăng gần 3 lần", bà Phương nói.

Định hướng trong thời gian tới, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, NHNN vẫn nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại tệ duy trì thông suốt. Đảm bảo tỉ giá và lãi suất diễn biến phù hợp góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Những áp lực hiện nay đã giảm khá nhiều so với trước kia, bà Phương hy vọng khó khăn của thị trường sớm kết thúc.

Phát triển nhà đầu tư tổ chức để thị trường chứng khoán bền vững- Ảnh 4.

Đối thoại tháng 7 về nâng hạng, gọi vốn và phát triển nhà đầu tư tổ chức - Ảnh: VGP/HT

Trong thời gian qua, nhiều giải pháp đã được triển khai. Theo đó, Luật TCTD 2024 có sửa đổi quy định để nâng cao tính minh bạch của hệ thống, giảm thiểu rủi ro nâng cao sự an toàn hệ thống. Trong đó, nổi bật như quy định cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ của TCTD phải công bố thông tin, hay giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông, qua đó giảm khả năng sở hữu chéo, khả năng thao túng tại các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng triển khai tích cực chuẩn mực Basel 2 và 3 và đã có những tác động tích cực. Một mặt, thúc đẩy công bố thông tin, nâng cao nhận thức về rủi ro, qua đó giúp các đối tác hay người gửi tin có thể giám sát các hoạt động của NHTM tốt hơn. Mặt khác, giúp các NHTM đánh giá chính xác hơn yêu cầu về nâng vốn, cũng như năng lực quản trị, rủi ro của ngân hàng.

Liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM, vừa qua dự thảo sửa đổi Nghị định 01 được trình lên Thủ tướng để sửa đổi ban hành, có số thay đổi quan trọng như với các NHTM nhận chuyển giao bắt buộc, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài có thể lên tới 49%.

"Tôi cho rằng, NĐT tổ chức nước ngoài có cơ hội đầu tư hợp tác, phát triển đa dạng tham gia vào quá trình tái cơ cấu các TCTD hướng tới chuẩn mực cao và bền vững hơn", bà Phương nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP FinnGroup phân tích: ngân hàng thương mại vẫn là nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu riêng lẻ, hiện ở mức 43% vào cuối 2023. Đây là tỷ lệ khá cao trong tương quan với các thị trường trong khu vực. Trong khi đó, các định chế đầu tư tổ chức bao gồm quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện còn sở hữu rất hạn chế (9%). Sự lệ thuộc quá lớn của "đầu ra" của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vào các ngân hàng sẽ làm cho thị trường trái phiếu có nhiều biến động hơn và đòi hỏi sự phối hợp chính sách cao hơn cho thị trường tài chính Việt Nam.

Thông lệ trên thế giới mà Việt Nam có thể xem xét: Đầu tư một tỷ lệ nhỏ vào trái phiếu DN có xếp hạng tín nhiệm cao đến rất cao hoặc rủi ro thấp đến rất thấp như một số nước trong khu vực; đầu tư vào trái phiếu của chính các DN do Nhà nước sở hữu chi phối (EVN, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Dầu khí và công ty con...) và có mức độ xếp hạng tín nhiệm cao.

Giải pháp này rất có lợi thay vì phương án vay vốn hoặc trái phiếu quốc tế hiện có lãi suất cao như hiện nay; hạn chế đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu nhưng có thể đầu tư vào các quỹ đầu tư được cấp phép, có năng lực đã được chứng minh và có khẩu vị rủi ro phù hợp (mô hình quỹ trong quỹ - fund of funds).

Anh Minh