• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển thủy điện cần đảm bảo bền vững

(Chinhphu.vn) - Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, khuyến khích người dân tham gia theo dõi sự vận hành của các hồ chứa thủy điện, để phản ánh kịp thời với chính quyền về các hiện tượng bất thường xảy ra...

07/05/2012 14:26

Hội thảo phát triển thủy điện bền vững - Ảnh VGP/Thế Phong

Đó là một trong nhiều nội dung được thảo luận tại hội thảo “Phát triển thủy điện bền vững: các bài học và kinh nghiệm”, do Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức sáng 7/5, tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam,

Hiện nay, nguồn lực thủy điện được khai thác tập trung ở các hệ thống sông Đà 6.800MW, sông Đồng Nai 3.000 MW, sông Sê San 2.000MW, sông Lô - Gâm 1.600MW, sông Vu Gia - Thu Bồn 1.500 MW, sông Mã - Chu 760MW, sông Cả 480MW, sông Hương 280MW, sông Ba Hạ 550MW, và tiềm năng thủy điện nhỏ có tổng công suất khoảng 3.000MW.

Tuy nhiên, trên thực tế sau một khoảng thời gian phát triển, nhiều dự án thủy điện đã làm nảy sinh những vấn đề bất cập liên quan đến môi trường, đất rừng, sản xuất, thay đổi thủy văn các sông ngòi, gây rung chấn kích thích… 

Hầu hết các đại biểu đều cho rằng nguyên nhân là do những bất cập trong công tác quản lý xây dựng và vận hành các công trình thủy điện.

Đề cập đến những tồn tại về xây dựng thủy điện ở miền Trung, theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên nhân là do điều kiện địa chất không tốt, không có vùng chứa nước lớn nên việc tích nước vào mùa lũ, điều tiết nước vào mùa khô không tốt.

Ngoài ra, hiện chúng ta chưa có qui định về qui chuẩn kỹ thuật công nghệ bê tông đầm lăn trong xây dựng các công trình thủy lợi trong khi trên thực tế có rất nhiều công trình được xây dựng theo công nghệ này, trong đó có Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2. Bên cạnh đó, chưa có cơ sở pháp luật nào qui định về sự an toàn cho các hồ chứa.

Hội thảo cũng cho rằng đã đến lúc phải đánh giá lại sự ổn định, tuổi thọ của các công trình thủy điện hiện nay.

Để phát triển thủy điện bền vững, các chuyên gia cho rằng cần phải minh bạch thông tin, phát triển thủy điện với sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ quá trình qui hoạch, thiết kế, xây dựng đến vận hành công trình.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò giám sát qui trình vận hành, kiểm tra các công trình trước và sau lũ của chính quyền địa phương. Trong đó, có việc khuyến khích người dân tham gia theo dõi sự vận hành của các hồ chứa thủy điện, để phản ánh kịp thời với chính quyền về các hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình vận hành, cắt lũ.

 Theo sơ đồ 7 phát triển thủy điện được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, nâng tổng công suất thủy điện đạt 17.400 MW, chiếm 23,1% trên tổng số 75.000MW tổng nguồn điện năng quốc gia.

Thế Phong